Thất sơn huyền bí

37 ngọn núi huyền bí của dãy THẤT SƠN, TỈNH AN GIANG

Bành Thanh Hùng, Trưởng phòng Quản lý, Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên

Chi cục Kiểm lâm An Giang

Tên gọi “Thất Sơn” đã gợi lên sự tò mò, muốn tìm hiểu thêm như thế nào? Vừa mang tính huyền bí, lại vừa thôi thúc làm cho lòng nôn nao muốn đến với vùng đất thiêng này. Quả thật lời đồn không sai, khi đến nơi mới tận hưởng nhiều sinh cảnh đặc sắc làm ngây ngất lòng người, nhất là lênh đỉnh Thiên Cấm Sơn, cả vùng đồi núi chập chờ ẩn hiện trong mây mù như đang lạc vào xứ sở thần tiên. Hết ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác.

Từ xa xưa, trong dân gian nhất là những người theo đạo Phật đã xem núi Cấm ở An Giang là xứ sở địa linh, là vùng đất Phật nên đều có nguyện vọng một lần đến với vùng "Thất Sơn mầu nhiệm" để chiêm bái và thỏa lòng mong ước và khi đặt chân trên núi Cấm thì thấy trong người sản khoái, sức khỏe tràng đầy bởi không khí trong lành, mát mẻ với rừng cây, với chim hót líu lo và tiếng róc rách của suối chảy. và thế là người này truyền đến người khác về cảnh vật sống động nơi đây, nhất là cảnh tượng đi trong sương mù không nhì thấy nhau, và thời tiết không khác Đà Lạt … Vì vầy, ngày càng có nhiều người đến với vùng Thất Sơn này. Vậy Thất Sơn có bao nhiêu ngọn đồi núi? 7 ngọn núi đẹp và nổi tiếng như thế nào? Xin chia se cùng các bạn về tên gọi 7 ngọn núi chính như sau; 

  1. Núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn), thuộc huyện Tịnh Biên.
  2. Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), thuộc huyện Tịnh Biên.
  3. Núi Két (Anh Vũ Sơn), thuộc huyện Tịnh Biên.
  4. Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), thuộc huyện Tri Tôn.
  5. Núi Dài (Ngọa Long Sơn), thuộc huyện Tri Tôn.
  6. Núi Tượng (Liên Hoa Sơn), thuộc huyện Tri Tôn.
  7. Núi Nước (Thủy Đài Sơn), thuộc huyện Tri Tôn.

Text Box:  Trong 7 ngọn núi linh thiêng thì núi Cấm là biểu tượng của "Thất Sơn huyền bí", là trung tâm văn hóa tâm linh không những của An Giang mà còn của cả Đồng bằng sông Cửu Long. Sau ngày giải phóng và đến năm 1990, núi Cấm do con người khai phá, sử dụng tài nguyên rừng không hợp lý đã dẫn đến nhiều tại họa như sạt lỡ đất đá, cháy núi tự do, đất khô cằn, khí hậu oi bức, thiếu nước sinh hoạt và đặc biệt là thú rừng và nguồn tài nguyên cây cỏ làm thuốc bị tận diệt … Nhưng, cũng mai là con người đã nhận thức được rằng sự hủy hoại tài nguyên rừng chính là tự mình hủy hoại cuộc sống của chính mình. Sự thức tĩnh kịp thời. Sự chỉ đạo sáng suốt của lãnh đạo cấp tỉnh, đặc biệt là chú Bãy Nhị, chú Sáu Hội cùng Sở, nghành đã tập trung sức khôi phục lại rừng trên các đồi núi trong tỉnh.

 

Ngày nay, nhờ có rừng đã tạo những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, suối Thanh Long, hồ Thanh Long, hồ Thủy Liêm tràng đầy nước, nghe được tiếng chim hót, tiếng suối reo, có thêm mây vờn núi và nhiều hang động, nhiều vồ, nhiều am cốc, điện thờ, chùa miễu, núi Cấm còn có nhiều công trình kiến trúc độc đáo như chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, tượng Quán Thế Âm...góp phần làm tăng thêm vẽ đẹp của xứ sở thần tiên, luôn cuốn hút mọi người đến với vùng đất địa linh nhân kiệt này.

Tuy nhiên, nếu chỉ biết 7 ngọn núi chính như trên thì rất tiếc. Vì ngoài 7 ngọn núi hùng vĩ đó còn có rất nhiều những đồi núi khác liên kết nhau tạo thành bức tranh thủy mạc sinh động, có thể nói là hợp thành tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng cho An Giang. Theo quyển Đia chí An Giang do UBND tỉnh xuất bản năm 2013, trang 212 đã thống kê 37 ngọn đồi núi như sau;

 

Thứ tự

 

Tên và cụm núi

 

Tên núi

 

Vị trí núi (gắn với xã, thị trấn)

1

1

Núi Sập

Núi Sập

Thoại Sơn

Núi Sập, huyện Thoại Sơn

 

2

 

Núi Nhỏ

 

Núi Sập, huyện Thoại Sơn

 

3

 

Núi Bà

 

Núi Sập, huyện Thoại Sơn

 

4

 

Núi Cậu

 

Núi Sập, huyện Thoại Sơn

2

5

Ba Thê

Ba Thê

 

Vọng Thê, huyện Thoại Sơn

 

6

 

Núi Nhỏ

 

Vọng Thê, huyện Thoại Sơn

 

7

 

Núi Tượng

 

Vọng Đông, huyện Thoại Sơn

 

8

 

Núi Trọi

 

Vọng Đông, huyện Thoại Sơn

 

9

 

Núi Chóc

 

Vọng Đông, huyện Thoại Sơn

 

10

 

Núi Nổi

 

Tân Thạnh, TP Tân Châu.

L.

11

 

Núi Sam

Học Lãnh Sơn

Vĩnh Tế, TP Châu Đốc

5

12

Phú Cường

Phú Cường

Bạch Hổ Sơn

An Nông, huyện Tịnh Biên

 

13

 

Núi Dài

Ngũ Hồ Sơn

An Phú, huyện Tịnh Biên

 

14

 

Núi Két

Anh Vũ Sơn

Thới Sơn, huyện Tịnh Biên

 

15

 

Núi Rô

 

An Cư, huyện Tịnh Biên

 

16

 

Núi Trà Sư

Kỳ Lân Sơn

Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên

 

17

 

Bà Vải

 

Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên

 

18

 

Đất Lớn

 

Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên

 

19

 

Núi Bà Đắt

 

Văn Giáo, huyện Tịnh Biên

 

20

 

Núi Cậu

 

Xuân Tô, huyện Tịnh Biên

 

21

 

Đất Nhỏ

 

Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên

 

22

 

Mo Tâu

 

Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên

 

23

 

Núi Chùa

 

Nhơn Hưng, huyệnTịnh Biên

 

24

 

Tà Nung

 

Xuân Tô, huyện Tịnh Biên

6

25

Núi Cấm

Núi Cấm

Thiên Cấm Sơn

An Hảo, huyện Tịnh Biên

 

26

 

Bà Đội

 

Tân Lợi, huyện Tinh Biên

 

27

 

Nam Qui

 

Châu Lăng, huyện Tri Tôn

 

28

 

Bà Khẹt

 

Chi Lăng, huyện Tinh Biên

 

29

 

Núi Tà Lọt

 

Châu Lăng, huyện Tri Tôn

 

30

 

Ba Xoài

 

An Cư, huyện Tinh Biên

 

31

 

Cà Lanh

 

An Hảo, huyên Tinh Biên

7

32

Núi Dài

Núi Dài

Ngoạ Long Sơn

Lê Trì, huyện Tri Tôn

 

33

 

Núi Tượng

Liên Hoa Sơn

Ba Chúc, huyên Tri Tôn

 

34

 

Núi Sà Lon

 

Lương Phi, huyện Tri Tôn

 

35

 

Núi Nước

Thuỷ Đài Sơn

Ba Chúc, huyên Tri Tôn

8

36

Cô Tô

Núi Cô Tô

Phụng Hoàng Sơn

Núi Tô, huyện Tri Tôn

 

37

 

Núi Tà pạ

 

An Tức, huyện Tri Tôn

 

Ngoài ra, tại xã Thới Sơn của huyện Tịnh Biên có Núi Nổi, núi này không nằm trong danh sách 37 đồi núi của quyển Địa chí. Giới thiệu thêm điểm đến tham quan cho biết.

Với danh sách này, hy vọng sẽ góp phần đáp ứng được sự mong muốn khám phá và chinh phục 37 ngọn núi trong dãy Thất Sơn Huyền Bí của tỉnh An Giang của các bạn trẻ. Đồng thời, góp phần nhỏ phục vụ công tác quản lý biết rõ địa danh, bảo vệ và phát triển rừng ngày một tốt hơn./.

 

Tin khác

  1. Lợi ích sử dụng cây Kim Ngân Hoa (21-11-2018)
  2. Những dấu mốc lịch sử của ngành Lâm nghiệp Việt Nam (18-11-2018)
  3. Kiểm lâm An Giang hưởng ứng ngày Lâm Nghiệp Việt Nam (28/11/1959 - 28/11/2018) (17-11-2018)
  4. Danh lục Thực vật cây rừng và cây cỏ làm thuốc tại núi Két - Anh Vũ Sơn. (01-11-2018)
  5. Hội nghị triển khai phương án bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh An Giang năm 2018 (11-04-2018)
  6. Tóm tắt quy định pháp luật về hồ sơ lâm sản trong khâu lưu thông bằng tờ rơi (21-12-2017)
  7. Ngũ gia bì gai (17-12-2017)
  8. Quản lý rừng bằng công nghệ số (15-12-2017)
  9. Hội nghị triển khai đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh An Giang năm 2017 (16-11-2017)
  10. Giá trị rừng phòng hộ đầu nguồn An Giang (22-07-2017)

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
11
Hôm nay:
720
Tuần này:
721
Tháng này:
13504
Năm 2024:
391777

Tin tức trong tháng:3
Tin tức trong năm 2024:29