Danh lục Thực vật cây rừng và cây cỏ làm thuốc tại núi Két - Anh Vũ Sơn.

An Giang là tỉnh ở thượng nguồn của đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu với sự đa dạng về sinh cảnh đồi núi và đồng bằng. Vùng đồi núi chiếm 11% diện tích tự nhiên, với độ cao 710m so với mặt nước biển, phân bố chủ yếu tại hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần nhỏ ở huyện Thoại Sơn, thành phố Châu Đốc. Khí hậu tương đối ôn hoà, nắng nhiều, mưa trung bình, ít thiên tai, thời tiết ít thất thường, hầu như không xảy ra bão và sương muối, tạo điều kiện thuận lợi phát triển nhiều loài thực vật quí hiếm sinh trưởng, phát triển tốt.

 Thảm thực vật vùng đồi núi An Giang thuộc kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới có cấu trúc 3 tầng rõ rệt, phong phú về chủng loại, có nhiều loại cây quí hiếm. Nhưng do tác hại tàn phá của chiến tranh và tác động khai thác sử dụng tài nguyên rừng không hợp lý của con người đã dẫn đến đồi núi trơ trọc, kiệt quệ nguồn tài nguyên. Ngày nay, hệ sinh thái rừng trên các đồi núi đã từng bước được gây trồng và bảo vệ, tạo điều kiện cho những loài khác cùng chung sống, trong đó có tài nguyên cây thuốc phát triển thuận lợi, gắn với kho tàng tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ phong phú của các dân tộc Chăm, Hoa và Campuchia, hỗ trợ cho việc sàng lọc, nghiên cứu phát triển vùng nguyên liệu. Nhưng vấn đề quan trọng là cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào tổng hợp, thống kê danh mục phân theo ngành thực vật cho từng đồi núi của tỉnh nhằm phục vụ công tác nhiên cứu, quản lý và bảo vệ.

Với mong muốn lập danh lục thực vật cây rừng và cây cỏ làm thuốc trên các đồi núi trong tỉnh để phục vụ công tác quản lý, bảo tồn tốt hơn. Vì vậy, đợt này xin giới thiệu danh lục thực vật của núi Két. Theo Nguyễn Văn Hầu (Thoại Ngọc Hầu) vùng núi Két đã  được khai phá cách đây 130 năm (Địa chí An Giang, của UBND tỉnh An Giang xuất bản năm 2013, tr.467). Núi Két có 2 đỉnh (112m đến 266m), chu vi 5.250m. Theo wikipedia, chân núi Két xưa là làng Hưng Thới và Xuân Sơn (sau này hợp thành xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Đường lên đỉnh núi Két dài khoảng 600 m. Rừng và thú hoang dã nơi đây được bảo vệ tốt cùng với cây ăn trái và nhiều cây thuốc quí hiếm, có giá trị. Độ tàn che >70.

Danh mục thống kê thực vật thân gỗ và cây làm thuốc tại núi Két – An Vũ Sơn – xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên được nghiên cứu, tập hợp, kế thừa từ nhiều nguồn tài liệu, kết hợp với tổ chức đoàn chuyên gia khảo sát thực tế, từ đó tra cứu tên địa phương, tên khoa học, tổng hợp phân theo Ngành, Lớp, Bộ, Họ từng loài và đặc biệt là mỗi tên cây đều có gắn hình ảnh sẽ góp phần phục vụ công tác nghiên cứu, nhận dạng, quản lý, bảo vệ thực vật thân gỗ và thực vật làm thuốc trong hệ sinh thái rừng trước mắt và lâu dài, làm cơ sở theo dõi sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến các loài hiện có trong thời gian tới. Qua đây, xin đính kèm file danh lục cây rừng và cây cỏ làm thuốc trên núi Két - ANH VŨ SƠN - nhằm góp chút thành tựu phục vụ các bạn học tập, nghiên cứu, tra cứu sử dụng cây thuốc. Lưu ý, khi tải file về thì cần giải nén và khi sử dụng thì các bạn ve con trỏ vào vùng có tên cây thuốc sẽ xuất hiện hình ảnh của cây thuốc đó giúp nhận dạng nhanh.

Danh mục này có thể chưa thể hiện đầy đủ các loài. Vì vậy, cần tiếp tục bổ sung những loài còn thiếu và hình ảnh để tài liệu ngày càng đầy đủ hơn, có giá trị hơn phục vụ cho ngành đạt hiệu quả cao. Rất mong được nhận những góp ý của các bạn đọc để điều chỉnh tốt hơn./.

Tải về danh mục núi két

Bành Thanh Hùng. Trưởng phòng Quản lý, bảo vệ rùng và bảo tồn thiên nhiên.

Tin khác

  1. Hội nghị triển khai phương án bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh An Giang năm 2018 (11-04-2018)
  2. Tóm tắt quy định pháp luật về hồ sơ lâm sản trong khâu lưu thông bằng tờ rơi (21-12-2017)
  3. Ngũ gia bì gai (17-12-2017)
  4. Quản lý rừng bằng công nghệ số (15-12-2017)
  5. Hội nghị triển khai đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh An Giang năm 2017 (16-11-2017)
  6. Giá trị rừng phòng hộ đầu nguồn An Giang (22-07-2017)
  7. Hội thao CNVC và lao động lần thứ 28 năm 2017 tỉnh An Giang (20-07-2017)
  8. Kỹ niệm 44 năm ngày thành lập Kiểm lâm Việt Nam. (24-06-2017)
  9. Phòng ngừa dịch cúm gia cầm tại rừng tràm Trà Sư (28-02-2017)
  10. Trà Sư triển khai Phương án phòng cháy rừng năm 2017 (17-01-2017)

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
8
Hôm nay:
173
Tuần này:
663
Tháng này:
8934
Năm 2024:
35838

Tin tức trong tháng:3
Tin tức trong năm 2024:8