Kiểm lâm An Giang hưởng ứng ngày Lâm Nghiệp Việt Nam (28/11/1959 - 28/11/2018)

Thực hiện lời dạy thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 28/11/1959  về “Tết trồng cây” và công tác lâm nghiệp, từ đó đến nay, hàng năm các cấp, các ngành và nhân dân cả nước, trong đó có lực lượng Kiểm lâm An Giang đã nhiệt liệt hưởng ứng, tham gia tích cực phong trào trồng cây, trồng rừng, bảo vệ rừng để “làm cho đất nước càng ngày càng xuân” như mong ước của Bác. Từ đó “Tết trồng cây” đã trở thành truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta và ngày 28/6/1995 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 380/QĐ-TTg  về việc tổ chức “Ngày Lâm nghiệp Việt Nam” ngày 28 tháng 11 hàng năm.

Tết trồng cây là việc làm mang ý nghĩa giáo dục về ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường trong toàn dân, hình thành tình cảm yêu ngành, yêu nghề, yêu quê hương làng xóm trong lòng mỗi người. Vì vậy, nhân dân An Giang thực hiện lời dạy của Bác Hồ, đã trồng được thêm nhiều rừng cây mới trên các đồi núi, kênh mương, quanh những ngôi trường, đường làng góp phần tạo lá chắn bảo vệ môi trường an toàn cho cuộc sống của cộng đồng. Nếu mỗi người tự giác đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc bảo vệ từng cá thể cây cổ thụ, từng cánh rừng trên các đồi núi, các đê bao và đặc biệt là bảo vệ ổn định diện tích đất Lâm nghiệp, loại trừ những khả năng suy giảm diện tích đất rừng trong tỉnh thì chúng ta sẽ được sống trong môi trường xanh-sạch-đẹp.

Thật vậy, rừng có tác dụng đến nhiều lĩnh vực, trước hết rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường, cung cấp nguồn gỗ cho xây dựng, cho sản xuất các ngành hàng mỹ nghệ, cung cấp chất đốt; là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người; kế tiếp là rừng giữ không khí trong  lành bởi chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2. Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng. Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa); Và Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt. Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng (diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là 45% tổng diện tích). Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Mặt khác, đối với tỉnh An Giang thì rừng còn có vai trò cực kỳ quan trọng là góp phần trong an ninh Quốc phòng và là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển ngành du lịch không khói. Lâm nghiệp là ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, vừa sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ rừng vừa có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

Đến nay, đã 59 năm đã qua, giờ đây suy ngẫm lại càng tỏ rõ ý nghĩa thiết thực và quý báu về lời dạy của Bác Hồ “Rừng là vàng; Nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý”. Bác Hồ đặt vấn đề một cách rất biện chứng giữa hiện tại và tương lai. Qua đó, lực lượng Kiểm lâm An Giang phải càng quyết tâm hơn nữa, tổ chức và duy trì phong trào thi đua bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng tài nguyên rừng bền vững, hợp lý hơn thể hiện bằng những hoạt động cụ thể, những công trình, những việc hữu ích đối với những hộ nhận khoán rừng trên các vùng đồi núi, biểu dương, khen thưởng người tốt, việc tốt trong lĩnh vực trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên.

           Nhìn lại lịch sử quá trình hình thành và phát triển của ngành Lâm nghiệp tỉnh An Giang, cũng thay tên đổi nhiệm vụ để phù hợp với sự phát triển của xã hội và đề hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao qua từng thời kỳ. Tự hào với 43 năm ngày truyền thống Lâm nghiệp của tỉnh An Giang, những người làm công tác Lâm nghiệp đều không ngừng quyết tâm cống hiến sức lực cùng trí tuệ cho sự nghiệp phát triển của rừng trên các đồi núi, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và An ninh quốc phòng cho tỉnh./.

Bành Thanh Hùng

Trưởng phòng Quản lý BVR và BTTN

Tập tin đính kèm: 8673.ngaylamnghiepVN.pdf


Tin khác

  1. Danh lục Thực vật cây rừng và cây cỏ làm thuốc tại núi Két - Anh Vũ Sơn. (01-11-2018)
  2. Hội nghị triển khai phương án bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh An Giang năm 2018 (11-04-2018)
  3. Tóm tắt quy định pháp luật về hồ sơ lâm sản trong khâu lưu thông bằng tờ rơi (21-12-2017)
  4. Ngũ gia bì gai (17-12-2017)
  5. Quản lý rừng bằng công nghệ số (15-12-2017)
  6. Hội nghị triển khai đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh An Giang năm 2017 (16-11-2017)
  7. Giá trị rừng phòng hộ đầu nguồn An Giang (22-07-2017)
  8. Hội thao CNVC và lao động lần thứ 28 năm 2017 tỉnh An Giang (20-07-2017)
  9. Kỹ niệm 44 năm ngày thành lập Kiểm lâm Việt Nam. (24-06-2017)
  10. Phòng ngừa dịch cúm gia cầm tại rừng tràm Trà Sư (28-02-2017)

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
11
Hôm nay:
769
Tuần này:
769
Tháng này:
13552
Năm 2024:
391825

Tin tức trong tháng:3
Tin tức trong năm 2024:29