Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống chặt phá rừng trên địa bàn tỉnh An Giang

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG CHẶT PHÁ RỪNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

Nguyễn Văn Lớn Em – Phó Đội trưởng – Đội KLCĐ và PCCCR

 

I. Đặt vấn đề:

Trong những năm qua công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng là môt trong những vấn đề cấp thiết và đặt ra hàng đầu. Cùng với những chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước được chú trọng và đầu tư nhiều hơn nhằm góp phần phủ  xanh đồi trọc, bảo về môi trường xanh, chống xói mòn, bảo vệ  tài nguyên từ rừng... Bên cạnh đó, việc khai thác, chặt phá rừng trái pháp luật để khai thác lâm sản, làm rẫy, đốt than... đã và đang diễn ra thường xuyên hơn với quy mô, mức độ ngày càng nhiều hơn. Từ đó, nhiệm vụ chống chặt phá rừng là vấn đề rất quan trọng đòi hỏi việc “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống chặt phá rừng trên địa bàn tỉnh An Giang” là việc làm cấp bách và cần thiết.

II. Thực trạng, nguyên nhân:

1. Thực trạng:

* Diện tích rừng tỉnh An Giang theo kết quả diễn biến rừng năm 2020 là:

1.1. Diện tích đất có rừng:       13.788,1 ha, trong đó:

a) Rừng tự nhiên:                      1.119,3 ha.

b) Rừng trồng:                        12.668,8 ha.

1.2. Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ độ che phủ toàn tỉnh là 13.047,3 ha, tỷ lệ độ che phủ là 3,69%, tập trung chủ yếu trên địa bàn 02 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn.

* Rà soát, thống kê các vụ việc vi phạm chặt phá rừng và công tác xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 35/2019/NĐ-CP trong năm 2020: có 25 vụ vi phạm.

- Xử lý vi phạm 15 vụ gồm:

+ Khai thác rừng trái pháp luật: 02 vụ (Điều 13);

+ Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng: 01 vụ (Điều 16);

+ Vận chuyển lâm sản trái pháp luật: 01 vụ (Điều 22);

+ Tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật: 04 vụ (Điều 23);

+ Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản: 07 vụ (Điều 24);

- Công tác xử lý vi phạm:

+ Đã phạt tiền: 08 vụ = 5.650.000 đồng.

+ Vắng chủ: 05 vụ.

+ Không xác định được người vi phạm: 02 vụ.

+ Tịch thu tang vật: 29,342 m3 gỗ và 01 chiếc xe cải tiến. Tang vật sau xử lý tịch thu đang thực hiện xác lập sở hữu toàn dân và đề nghị bán hóa giá.

+ Số vụ còn tồn đọng chưa xử lý: Không.

- Xử phạt vi phạm hành chính 10 vụ, phạt tiền 04 vụ với số tiền 11.500.000 đồng liên quan 04 đối tượng vi phạm, tịch thu tang vật 0,267 m3 gỗ loài thông thường, 15 cá thể động vật rừng loài thông thường (Cò trắng) tại các Điều:

+ 01 Vụ vi phạm tại Điều 13, khoản 2, điểm a. Vi phạm khai thác rừng trái pháp luật; phạt tiền 1.000.000 đồng.

+ 01 Vụ vi phạm tại Điều 16, khoản 5, tại điểm e. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng, Phạt tiền 1.500.000 đồng

+ 01 Vụ vi phạm tại Điều 21, khoản 1, điểm a. Vi phạm các quy định về quản lý động vật rừng, phạt tiền 7.500.000 đồng. (Chưa chấp hành nộp phạt);

+ 01 Vụ vi phạm tại Điều 24, khoản 2, điểm a. Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản, 1.500.000 đồng.

+ 06 vụ khai thác rừng trái pháp luật (Vắng chủ) Không xác định được người vi phạm với số tang vật 8,895 m3 gỗ loài thông thường, (tịch thu lâm sản).

Trong năm 2021 đã triển khai 37/37 phương án, kế hoạch bảo vệ rừng. Trong đó, 02 kế hoạch cấp tỉnh, 08 kế hoạch cấp huyện, 24 phương án cấp xã, 03 phương án của các tổ chức có rừng. Bên cạnh đó, lực lượng Kiểm lâm phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng với chính quyền địa phương đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm chặt phá, khai thác rừng trái pháp luật.

2. Nguyên nhân

Giá trị từ việc nhận khoán rừng chưa mang lại hiệu quả cao, nhất là việc khai thác gỗ, tỉa thưa.

Hiệu quả cây ăn quả mang lại thu nhập cao hơn, nhưng hộ nhận khoán chưa nhìn nhận được sự ổn định về mặt sinh thái, sự cân bằng trong việc trồng kết hợp cây rừng và cây ăn quả.

Những mô hình cây ăn quả chưa mang lại hiệu quả lâu dài dẫn đến việc trồng rồi chặt, rồi trồng lại diễn ra liên tục làm cho rừng phát triển không bền vững.

Giá trị từ việc mua bán gỗ trái pháp luật, đặc biệt la các loại có giá trị cao ( giáng hương) tác động mạnh mẽ đến nhiều đối tượng.

Phần lớn rừng là rừng nghèo nên họ muốn thay đổi cây trồng.

Phá rừng để xây dựng, giá trị đất rừng tăng nhanh...

3. Bài học kinh nghiệm

Những nơi lực lượng Kiểm lâm, BQL rừng thường xuyên tuần tra, kiểm tra chống chặt phá rừng thì đối tượng ít chặt phá rừng hơn.

Cần thường xuyên tăng cường tuần tra, kiểm tra nhưng khu vực khác nhau; kiểm tra đột xuất vừa phát hiện vi phạm,vừa ngăn chặn kịp thời nạn phá rừng.

Cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm giáo dục răn đe.

Tuyên truyền, giáo dục người dân về quy định, pháp luật để chấp hành tốt.

III. Giải pháp

1. Thay đổi phương thức tuần tra kiểm tra

Cần ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tuần tra, kiểm tra chống chặt phá rừng để mạng lại hiệu quả cao. Trong đó việc sử dụng Plycam hỗ trợ công tác xác định vị trí điểm chặt phá là rất quan trọng.

- Tổ bay dùng Flycam bay kiểm tra các điểm đất trống, các điểm có khả năng chặt phá rừng, bay kiểm tra khu vực... chụp lại những hình ảnh làm dự liệu.

- Sau khi phát hiện, đoàn công tác cử lực lượng đến điểm chặt xác định cụ thể: số lượng, loài cây, định vị, diện tích,lô, khoảnh, hộ nhận khoán ( nếu có).

- Sử dụng smarphone, ứng dụng maps, zalo để gửi hình ảnh, vi trí về tổ bay, báo cáo kết quả.

- Tiến hành lập biên bản hiện trường thời điểm kiểm tra và tiến hành các quy trình xử lý vi phạm tiếp theo.

Nếu trường hợp phát hiện điểm trống, điểm chặt hạ thì có thể phân công Kiểm lâm địa bàn, trạm quản lý rừng kiểm tra, xác minh sau.

2. Hướng xử lý vi phạm

Tiến hành xử lý hành vi vi phạm (nếu có).

Ngoài việc xử lý vi phạm, cần yêu cầu khắc phục hậu quả đối với các hộ nhận khoán: trồng lại cây rừng có sự theo dõi giám sát của lực lượng Kiểm lâm, BQL rừng... hướng những hộ dân những loại cây trồng, kỹ thuật nhằm tăng thu nhập ( nếu cần).

Hỗ trợ, giải quyết nhanh vấn đề khai thác, tỉa thưa theo nhu cầu của người dân nhận khoán.

Xây dựng nhiều mô hình Nông lâm kết hợp, trồng cây dược liệu dưới tán rừng...để góp phần cải thiện kinh tế của hộ nhận khoán.

3. Giải pháp quản lý đối với việc chặt phá rừng trong thời gian tới theo hướng  quản lý rừng bền vững

a) Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức quản lý bảo vệ và phát triển rừng

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp đến tận các hộ nhân khoán rừng; các cá nhân, tổ chức kinh doanh Lâm nghiệp.

- Phối hợp với các quan truyền thông, phát thanh truyền hình, báo chí tuyên truyền phổ biến pháp luật về lâm nghiệp và tầm quan trọng trong việc bảo vệ rừng đến người dân địa phương cũng như người dân từ địa phương khác đến cư trú và đang canh tác đất rừng.

b) Giải pháp về xã hội học

Công tác điều tra xã hội học trong lâm nghiệp cần được quan tâm, chú trọng thực hiện để kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, tâm tư nguyện vọng của người dân trong việc quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng; trên cơ sở đó cùng đồng hành với người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng để đề ra các biện pháp giải quyết, cùng tìm ra loài cây trồng, mô hình trồng rừng hợp lý, phù hợp điều kiện tự nhiên, tăng năng suất, chất lượng rừng trồng, cải thiện đời sống nhân dân.

c) Giải pháp về sinh kế hộ nhận khoán rừng và phát triển kinh tế về lâm nghiệp

- Nghiên cứu, thử nghiệm, đưa vào thực hiện các mô hình nông lâm kết hợp dưới tán rừng có hiệu quả tạo sinh kế cho người dân giảm thiểu tác động đến rừng.

- Đẩy mạnh xã hội hoá, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Tranh thủ tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ nước ngoài (vốn ODA, vay ưu đãi và hỗ trợ quốc tế…) cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

d) Giải pháp về khoa học công nghệ trong lĩnh vực lâm nghiệp

- Các nghiên cứu cơ bản cần được quan tâm nhằm tạo được nền tảng cơ sở khoa học cho một số lĩnh vực như: Hệ sinh thái rừng tự nhiên, công nghệ cao trong chọn tạo giống, chế biến và bảo quản lâm sản…; tiềm năng sản xuất nông lâm kết hợp chưa được tận dụng và khai thác tốt để nâng cao giá trị gia tăng của rừng...

- Xây dựng bản đồ số hóa diện tích đất lâm nghiệp trên toàn tỉnh An Giang làm cơ sở cho việc xác định ranh giới rõ ràng, từ đó thành lập bộ bản đồ chính xác để thống nhất quản lý đối với đất lâm nghiệp sẽ xác định rõ phạm vi sử dụng đất, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của các chủ rừng, giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm, sang nhượng đất lâm nghiệp, chặt phá rừng trái pháp luật diễn ra phức tạp của người dân địa phương hiện nay, từ đó phát huy được tiềm năng về đất lâm nghiệp của tỉnh ta và tránh những hệ lụy về sau.

đ) Giải pháp về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực lâm nghiệp

- Nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý nhà nước của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại cơ sở theo thẩm quyền.

- Nâng cao trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng của chủ rừng, tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền.

- Nâng cao vai trò trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm, tham mưu kịp thời cho chính quyền địa phương, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng bảo đảm chấp hành pháp luật Lâm nghiệp.

- Tăng cường cài đặt các cơ sở báo tin, chi trả chi phí thông tin kịp thời cho người báo tin khuyến khích người báo tin chính xác hơn.

- Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra các vùng trọng điểm có nguy cơ chặt phá rừng, phát hiện xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

- Tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng Công an, Kiểm lâm, chủ rừng trong tuần tra, kiểm tra địa bàn quản lý.

- Tăng cường cài đặt cơ sở báo tin, thông tin về các vụ vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp, đồng thời đề xuất chế độ chi hỗ trợ đối với các tin báo có giá trị.

- Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh cần tăng cường bố trí nhân lực quản lý trực tiếp đối với khu vực rừng đồi núi. Đồng thời, thực hiện tốt công tác lập hồ sơ xử lý vi phạm ban đầu, đúng quy định, chuyển Hạt Kiểm lâm liên huyện xử lý theo thẩm quyền.

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn rõ, cụ thể hơn về trình tự khai thác các loài thực vật rừng thông thường, thực vật rừng thuộc loài nguy cấp, quí, hiếm để có sự thống nhất trong công tác quản lý giữa lực lượng Kiểm lâm và Ban quản lý rừng với mục tiêu chung hạn chế thấp nhất tình trạng chặt, phá rừng trái pháp luật.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Phối hợp chặt chẽ các cấp từ Trung ương tới cơ sở về lâm nghiệp; xây dựng lực lượng kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Nâng cao trách nhiệm của từng địa phương nơi có rừng, các ngành có liên quan tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các vụ vị phạm phá rừng trái phép nhằm tạo tính răng đe cho đối tượng vị phạm bên cạnh đó cần giáo dục, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật lâm nghiệp.

- Kiểm lâm địa bàn cần nâng cao trách nhiệm quản lý địa bàn và xử lý nghiêm minh trường hợp phát dọn rừng, chuyển mục đích sang mục đích khác chưa được sự đồng ý của các ngành, xây cất chòi, nhà trên núi.

- Nâng cao trách nhiệm của Viên chức Trạm quản lý rừng nắm địa bàn phụ trách.

- Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các huyện có rừng rà soát, ranh giới đất quy hoạch cho Lâm nghiệp để sớm tham mưu UBND tỉnh giao đất rừng phòng hộ, đặc dụng cho Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh để phát huy vai trò, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

4. Phương hướng cho thời gian tới

- Lồng ghép nội dung vào xây dưng kế hoạch tuần tra, kiểm tra chống chặt phá rừng.

- Chuẩn bị, chủ động trong việc sử dụng thiết bi bay Plycam thường xuyên hơn.

- Hướng dẫn, thực hiện,chủ động, linh hoạt trong công tác chống chặt phá rừng.

IV. Kết luận và đề xuất kiến nghị

1. Kết luận

 Việc nâng cao hiệu quả công tác chống chặt phá rừng trên địa bàn tỉnh An Giang là việc làm đòi hỏi mang tính cấp bách và hiệu quả cao. Đây cũng là việc làm thực tiễn, khoa học, từng bước ứng dụng công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.

2. Đề xut kiến nghị

Phòng nghiệp vụ chuyên môn của Chi cục Kiểm lâm, Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng chủ động hỗ trợ thiết bị bay Flycam trong công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng, PCCCR.

Hai Hạt Kiểm lâm liên huyện, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR, Ban quan lý rừng phòng hộ và đặc dụng chủ động xây dựng kế hoạch, chủ động trong công tác phối hợp.

Lãnh đạo các đơn vị quan tâm, nhắc nhở sâu sát trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về bảo vệ rừng, phòng, chống chặt phá rừng trái pháp luật.

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn người dân chấp hành đúng quy pháp luật; nhất là các hộ nhận khoán biết được giá trị lợi ích từ rừng mang lại.

Bành Lê Quốc An

 

Tin khác

  1. Thủ tục hành chính (20-10-2021)
  2. Hương dẫn Download phần mềm Tra cứu Động vật và Thực vật (12-10-2021)
  3. Trồng thêm cây xanh, vệ sinh môi trường trụ sở nơi làm việc (30-06-2021)
  4. Trồng cây xanh theo Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại huyện Thoại Sơn (21-06-2021)
  5. Thảo dược Lan Kim Tuyến tại tỉnh An Giang (10-06-2021)
  6. Khảo sát mực nước tại rừng Tràm Trà Sư huyện Tịnh Biên (10-06-2021)
  7. Trồng cây xanh theo Chỉ thị số 45/CT-TTg tại Thị xã Tân Châu (21-06-2021)
  8. Tổ chức thăm và chúc tết CHÔL CHHĂM THMÂY của đồng bào dân tộc KHMER (12-04-2021)
  9. ĐỘI KIỂM LÂM CƠ ĐỘNG VÀ PCCCR KIỂM TRA CHỐNG CHẶT PHÁ RỪNG (24-03-2021)
  10. Chuẩn bị nguồn cây giống phục vụ trồng cây lâm nghiệp phân tán năm 2021 (22-03-2021)

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
6
Hôm nay:
220
Tuần này:
1000
Tháng này:
13783
Năm 2024:
392056

Tin tức trong tháng:3
Tin tức trong năm 2024:29