Định hướng phát triển dược liệu đến năm 2030
Từ Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp với Sở, ngành và đia phương từng bước triển khai thực hiện đạt một số kết quả trong điều kiện kinh phí hạn hẹp. Nhưng vẫn còn vô vàng khó khăn trong triển khai bảo tồn và phát triển dược liệu trong những năm tiếp theo. Vấn đề bảo tồn và phát triển dược liệu của tỉnh cần có nguồn lực kinh phí, thời gian dài và đa ngành cùng chung tay phối hợp thực hiện. Trong đó, nguồn lực kinh phí có vai trò quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến mức hoàn thành mục tiêu của Quy hoạch.
Để tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2020 cần tập trung một số việc cụ thể như sau;
1/ Tiếp tục chủ động phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương rà soát, thống kê và ứng dụng công nghệ thông tin tiến hành định vị, lập bản đồ số hóa, lập danh lục cây thuốc tại các hộ gia đình và tổ chức có trồng, đính kèm hình ảnh từng cây thuốc. Đây là hình thức bảo tồn dựa vào cộng đồng và ít tốn kém nhưng hiệu quả cao, phục vụ công tác quản lý lâu dài.
2/ Tiếp tục phát triển chương trình bảo tồn nội vi và bảo tồn ngoài vi đối với các loài động, thực vật để giảm sức ép vào rừng săn bắt, đồng thời phối hợp xây dựng chương trình phát triển dược liệu và y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 gắn Bệnh viện Đa khoa và các cơ sở điều trị YHCT.
3/ Tạo cầu nối để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dược liệu kết nối với các Tổ hợp tác bảo vệ rừng và trồng cây thuốc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu ổn định.
4/ Đầu tư kinh phí tiếp tục đăng ít nhất 500 bài cây thuốc trong 5 năm của tác giả Võ Văn Chi lên trang web của Chi cục Kiểm lâm và phần mềm tra cứu cây thuốc.
5/ Phát triển mô hình nông lâm trồng dược liệu dưới tán rừng gắn với du lịch sinh thái tạo thành chuỗi sản phẩm. Trước mắt ta có 4 tiểu vùng nguyên liệu như: Vùng trồng trầm hương trên núi dài lớn (sản phẩm là nhang trầm); vùng bảo tồn tại Vồ Bạch Tượng, núi Cấm (sản phẩm là trà túi lọc Kim Ngân Hoa, Sâm Đại Hành, trồng cây lưu niệm …); vùng núi dài 5 giếng (có sản phẩm Bột Huyền, Ngải các loại) và Khu rừng tràm Trà Sư (sản phẩm là Mật Ong đến nay đã thành thương hiệu được người tiêu dùng biết đến) Vì vậy, cần liên kết với ngành Du lịch, qua đó giới thiệu các mô hình trồng dược liệu, các sản phẩm dược liệu gây trồng tại chỗ vừa tạo thêm sản phẩm cho ngành du lịch, vừa giúp người dân có thêm thu nhập để ngày càng trồng dược liệu mở rộng và giữ rừng bền vững hơn.
6/ Xây dựng chương trình Phối hợp Sở Y tế, Hội Đông y, nhóm nghiên cứu dược liệu tỉnh An Giang, Trường Cao Đẳng Y sàng lọc những cây quí hiếm trên cơ sở kết quả đề tài điều tra cây dược liệu, tiến hành tập hợp và gây trồng bảo tồn nguồn gen cây dược liệu tại các khu bảo tồn.
Lợi thế của tỉnh là vùng đồi núi và gắn chặt chẻ với cây thuốc. Từ lâu, cây thuốc đã được xem như là một "Thần Dược" trong điều trị bệnh, trở thành thương hiệu của vùng Bảy núi. Ngoài yếu tố tính dược thì còn có yếu tố về tâm linh và cây thuốc trên các đồi núi đãm bảo an toàn. Là điều kiện rất tốt để phát triển dược liệu vùng Bảy núi trong những năm tới./.
CNSH. PT
Tin khác
- Thông tin tóm tắt phân biệt loài Lan (22-11-2019)
- Chi cục Kiểm lâm tham gia Hội chợ Quốc tế năm 2019 (31-08-2019)
- Tăng cường các biện pháp PCCCR (06-08-2019)
- Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng ĐBSCL (27-07-2019)
- Thất sơn huyền bí (01-12-2018)
- Lợi ích sử dụng cây Kim Ngân Hoa (21-11-2018)
- Những dấu mốc lịch sử của ngành Lâm nghiệp Việt Nam (18-11-2018)
- Kiểm lâm An Giang hưởng ứng ngày Lâm Nghiệp Việt Nam (28/11/1959 - 28/11/2018) (17-11-2018)
- Danh lục Thực vật cây rừng và cây cỏ làm thuốc tại núi Két - Anh Vũ Sơn. (01-11-2018)
- Hội nghị triển khai phương án bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh An Giang năm 2018 (11-04-2018)