Kiểm lâm An Giang hội nghị tổng kết nhân rộng mô hình UDCNC
Tiềm năng tài nguyên động – thực vật làm thuốc ở Việt Nam nói chung và trong tỉnh An Giang nói riêng là rất đa dạng và phong phú. Ngày nay, nhu cầu sử dụng dược liệu làm thuốc trị bệnh ngày càng tăng, đã dẫn đến tình trạng khai thác liên tục trong nhiều năm mà không chú ý tới bảo vệ tái sinh, đặc biệt là nạn khai thác tận diệt đào cả gốc rễ đã dẫn đến tình trạng nguồn cây thuốc ở An Giang ngày càng cạn kiệt, bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong đó có loài Sa nhân, Quế và Mã tiền…
Do đó, nguồn dược liệu chỉ thực sự trở thành tiềm năng lâu dài nếu biết giữ gìn và khai thác một cách hợp lý. Vì thế, đẩy mạnh công tác gây trồng là con đường phát triển tất yếu, là giải pháp góp phần bảo vệ quần thể cây thuốc trong thiên nhiên có điều kiện mở rộng kích thước tránh nguy cơ bị tuyệt chủng, đồng thời cũng chính là con đường dẫn đến tạo nguồn thu nhập cho chủ rừng để bảo vệ rừng theo hướng bền vững.
Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 cùng với Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 19/11/2012 và Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 31/3/2011 của UBND tỉnh An Giang. Chi cục Kiểm lâm An Giang lập kế hoạch xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với loại hình xây dựng “ gieo ươm và gây trồng cây Sa nhân xen dưới tán rừng phòng hộ trên đồi núi”. Bởi tỉnh An Giang có nguồn tài nguyên đất rừng trên các đồi núi thích hợp cho gây trồng cây dược liệu, trong đó có cây Sa nhân. Chi cục Kiểm lâm chọn giống có xuất xứ tại vùng Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa, và gieo ươm tại Vườn ươm ứng dụng công nghệ cao của Hạt Kiểm lâm Tịnh Biên với số lượng 22.000 cây. Và ngày 09/8/2013, Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức Hội nghị tổng kết nhân rộng mô hình tạo giống và gây trồng cây sa nhân tím ứng dụng công nghệ cao. Tại buổi hội nghị đã phổ biến những kiến thức về nguồn gốc, đặc tính cây sa nhân và kỹ thuật gieo, trồng cây sa nhân tím dưới tán rừng cho các hộ ở núi Giài (Tri Tôn) và Núi Cấm (Tịnh Biên).
Cũng trong Hội thảo, Ông Bành Thanh Hùng giới thiệu cây sa nhân tím, cách phân biệt cây sa nhân tím với sa nhân đỏ, xanh và trắng. Nguyên nhân chọn sa nhân Khánh Hòa. Giới thiệu thị trường sa nhân và giá trị kinh tế. Các nội dung về kỹ thuật tạo cây con bằng hạt và chồi, tiêu chuẩn xuất vườn, kỹ thuật trồng, chăm soc và khai thác chế biến, cách phòng trừ sâu bệnh và cách phơi sấy, bảo quản do cán bộ kỹ thuật của Phòng Bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên giới thiệu.
Qua buổi Hội thảo, Chi cục Kiểm lâm đã cung cấp cho các hộ tham dự có thêm thông tin về giống sa nhân tím, về thị trường tiêu thụ và nhất là hiệu quả kinh tế sau khi trồng. Là loài dược liệu trồng một lần nhưng có thể thu hoạch trong nhiều năm, vừa tạo nguồn thu nhập vừa có vai trò chống xói mòn, tạo độ ẩm góp phần bảo vệ rừng theo hướng bền vững.
Đinh Thị Mỹ Lan
Phòng Bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên.
cây Sa nhân tím và hoa
Lấy chồi tạo giống sa nhân tím tại Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa
Đóng bầu chuẩn bị gieo cây Sa nhân
Mô hình ứng dung công nghệ cao gieo ươm giống sa nhân
Tin khác
- Hội thi chữa cháy rừng đồi núi năm 2016, lần thứ II (06-05-2016)
- TRÀ SƯ ỨNG PHÓ MÙA KHÔ 2016 (06-05-2016)
- Sâm Bố Chính (06-05-2016)
- Trà Sư tổ chức lễ Quốc tế thiếu nhi 1/6 (06-05-2016)
- Trạm Kiểm lâm Trà Sư được công nhận đạt chuẩn văn hóa (06-05-2016)
- An Giang tổ chức lễ phát động trồng cây năm 2015 (06-05-2016)
- Kiểm lâm Trà Sư làm gì với ngày môi trường (06-05-2016)
- Thả 40 cá thể rắn trở về với môi trường tự nhiên (06-05-2016)
- Kiểm lâm Tịnh Biên chúc tết cổ truyền Chôl chnăm Thmây (06-05-2016)
- Kiểm lâm Trà Sư tặng quà tết (06-05-2016)