Lễ kỷ niệm 194 năm ngày mất danh thần Thoại Ngọc Hầu và công nhận cây Di sản Dầu rái
Ngày 23/07/2023, nhân dịp lễ kỷ niệm 194 năm ngày mất danh thần Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn Thoại) 1829-2023, do tỉnh An Giang tổ chức. Đồng thời công bố Quyết định công nhận cây Di sản Việt Nam. Đây không chỉ là hoạt động Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan môi trường, mà còn thể hiện sự biết ơn đối với các bậc tiền nhân.
Làm Lễ vinh danh Cây Di sản Việt Nam cho cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus) này, cũng là hoạt động nhằm khơi dậy niềm tự hào cho người dân địa phương và hướng cộng đồng bảo vệ tốt hơn cây cổ thụ - một phần không thể thiếu của Khu di tích lịch sử Đình Thoại Ngọc Hầu.
Sự kiện bảo tồn Cây Di sản Việt Nam do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khởi xướng và phát động tới nay chưa lâu, nhưng đã có rất nhiều đơn vị, cá nhân trong cả nước hưởng ứng, với hàng nghìn hồ sơ cây, trong cả nước gửi về đăng ký. Hội đồng Cây Di sản đã xét duyệt và công nhận được được gần 7.000 cây, đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam, trong đó có những cây Dầu rái cổ thụ của An Giang. Tiêu biểu là cây Dầu rái này, và những cây Dầu rái khổng lồ của huyện Tri Tôn đã được vinh danh cách đây 4 năm.
Việc tổ chức Lễ Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Dầu rái trong khuôn viên ngôi Đình cổ thờ danh nhân Thoại Ngọc Hầu ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, không chỉ là sự kiện quan trọng của tỉnh An Giang, mà còn là hoạt động có ý nghĩa sâu sắc đối với tất cả chúng ta. Qua hoạt động Bảo tồn Cây Di sản, chúng ta thể hiện sự trân quý và biết ơn đối với các bậc tiền nhân. Những thế hệ trước đã trồng và nối tiếp nhau bảo vệ, để hôm nay chúng ta có được những Cây quý báu này. Và chúng ta có nghĩa vụ phải giữ gin bền vững cho hậu thế. Vinh danh Cây Dầu rái ở Đình Thoại Ngọc Hầu là Cây Di sản Việt Nam, chúng ta còn góp phần quảng bá cho du lịch, khơi dậy niềm tự hào về lịch sử, văn hoá và sức mạnh đại đoàn kết của các dân tộc của Việt Nam. Chúng ta đều biết: dưới gốc cây này, hàng trăm năm qua, vẫn còn lưu giữ những dấu chân của những người đi mở đất, đi khẩn hoang lập ấp và cả những con người đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất này, trong cuộc chiến chống Pôn pốt vừa qua.
Việc Lựa chọn và vinh danh cây Dầu rái cổ thụ hôm nay, không chỉ nhằm mục tiêu: bảo tồn nguồn gen quý, tiêu biểu của nước ta, giới thiệu sự phong phú, đa dạng của hệ thực vật Việt Nam với bạn bè thế giới, mà còn hoạt động trực tiếp quảng bá, nâng cao giá trị cho khu Di tích lịch sử văn hoá, góp phần phát triển Kinh tế - Xã hội cho Thoại Sơn, cùng các khu du lịch sinh thái khác của tỉnh An Giang và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Người đăng và soạn Bành Lê Quốc An
Tin khác
- Hạt Kiểm lâm liên huyện Tri Tôn – Thoại Sơn tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2023 (19-07-2023)
- Tập huấn về Động vật hoang dã (13-07-2023)
- Cuộc thi khởi nghiệp ĐBSCL năm 2023 (13-07-2023)
- Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang tổ chức trồng cây xanh (cây Giáng hương) tại rừng tràm Bình Minh xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn năm 2023 (06-06-2023)
- Đai hội Công Đoàn cơ sở Chi cục Kiểm lâm An Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 (24-04-2023)
- HẠT KIỂM LÂM LIÊN HUYỆN TỊNH BIÊN – CHÂU ĐỐC TỔ CHỨC THĂM HỎI VÀ CHÚC TẾT CHOL CHNAM THMAY (13-04-2023)
- Phát hiện cây Cổ thụ Sến ở huyện Tri Tôn (03-04-2023)
- Khảo sát vườn sưu tập và bảo tồn cây dược liệu quý vùng Bảy Núi tại khu vực hồ Soài So, huyện Tri Tôn (03-04-2023)
- Bổ nhiệm công chức lãnh đạo quản lý thuộc Chi cục Kiểm lâm (21-03-2023)
- Kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và chống chặt phá rừng tại núi Tượng, thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn năm 2023 (08-03-2023)