Trồng cây phân tán

Kiểm lâm An Giang triển khai nhiệm vụ trồng cây phân tán năm 2010
Sáng ngày 18/6/2010, tại văn phòng Chi cục Kiểm lâm tỉnh An giang đã tổ chức Hội nghị Tổng kết trồng cây Lâm nghiệp phân tán năm 2009, nhiệm vụ kế hoạch năm 2010 và sơ kết kế hoạch thi đua trồng cây Lâm nghiệp phân tán do ông Đổ Vũ Hùng phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì hội nghị.
      Đại diện lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm trình bày 02 báo cáo quan trọng: Báo cáo kết quả trồng cây Lâm nghiệp phân tán năm 2009, nhiệm vụ kế hoạch năm 2010 ; Báo cáo sơ kết thực hiện thi đua trồng cây Lâm nghiệp phân tán năm 2009 và khen thưởng cho 29 tập thể và 22 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào trồng cây phân tán.
      Phong trào trồng cây lâm nghiệp phân tán năm 2009 được tổ chức lần đầu tiên theo kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 17/9/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phát động phong trào thi đua trồng cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh An Giang trong hai năm 2009 – 2010, cho nên chưa có kinh nghiệp trong tổ chức triển khai thực hiện và bên cạnh cũng còn nhiều khó khăn. Nhưng được sự chỉ đạo, hỗ trợ tích cực của Sở Nông nghiệp & PTNT và sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của UBND tỉnh để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đạt kết quả tốt. Cụ thể, năm 2009 đã trồng với tổng số cây là 3.646.232 cây tương đương với 1.220,93 ha, gồm các loài cây như Bạch Đàn ; Keo Lá Tràm ; Phượng Vĩ ; Dầu ; Sao ; Xà Cừ và Tràm ngoại góp phần làm tăng độ che phủ trong toàn tỉnh.
      An Giang là 01 tỉnh có diện tích đất quy hoạch cho phát triển Lâm nghiệp không nhiều, với tổng diện tích khoảng 18.472,05 ha, chiếm 5,23% trên tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, chủ yếu là diện tích các đồi núi. Diện tích đất Lâm nghiệp là không đổi và không có khả năng mở rộng diện tích. Do đó, muốn tăng độ che phủ trong toàn tỉnh lên thì không có con đường nào khác hơn là phải tăng diện tích cây trồng phân tán trên các tuyến kênh mương, đê bao, đất phi sản xuất, đình, chùa, trường học và quanh nhà ở, công sở. Nguồn nầy thì còn rất lớn lớn nếu khai thác sử dụng triệt để sẽ mang lại lợi ích rất lớn không chỉ về giá trị kinh tế mà có cả giá trị về mặt môi trường là cực kỳ quan trọng, góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp biến đổi khí hậu toàn cầu. Chính vì lợi ích to lớn đó, mà sinh thời Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng “ người người trồng cây, nhà nhà trồng cây”. Và thật là xúc động khi ngay trước giờ phút sắp đi xa, thì trong di chúc của Người cũng không quên nhắc nhở các thế hệ phải tiếp tục trồng cây gây rừng “… Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi, ai đến thăm thì trồng một cây làm kỹ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho công nghiệp”
      Người còn phát động “Tết trồng cây” vào năm 1959 đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt và sâu sắc của Bác đối với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên cho con người cho trước mắt và lâu dài. Ngày nay, chúng ta là thế hệ con cháu của Bác thì càng phải trân trọng những việc làm bảo vệ môi trường. Càng phải ra sức trồng cây.
Tuy là năm đầu tiên triển khai kế hoạch trồng cây lâm nghiệp phân tán, nhưng Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức thực hiện thành công, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp phát triển trồng cây bền vững, tạo môi trường xanh và tạo cảnh quan đẹp cho những năm kế tiếp. Có thể nói việc trồng cây lâm nghiệp phân tán là việc làm mà tốm kém ít, nhưng hiệu quả cực kỳ lớn đối với cộng đồng xã hội hiện tại và tương lai./.

Bành Thanh Hùng
Trưởng phòng Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
9
Hôm nay:
20
Tuần này:
20
Tháng này:
12803
Năm 2024:
391076

Tin tức trong tháng:3
Tin tức trong năm 2024:29