Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Ba đậu

Tên khoa học: Croton tiglium L.

Tên đồng nghĩa: Cây Mần đề

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Họ: Thầu dầu (tên khoa học là Euphorbiaceae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Ít nguy cấp (LG)

Phân hệ: Ít lo ngại (lc)

Công dụng: Chữa ho, hen

Độ cao: <100m

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây gỗ nhỏ cao 3 – 6 m. Lá mọc so le, mép khía răng. Lá non màu hồng đỏ. Hoa mọc thành chùm, hoa đực ở phía ngọn, hoa cái ở phía gốc. Quả nang nhẵn, màu vàng nhạt. Hạt có vỏ cứng màu vàng nâu xám.

Bộ phận dùng: Hạt, lá, rễ.

Phân bố địa lý: Cây của vùng Ấn Độ Mã Lai, mọc hoang ở ven đồi và suối. Thường trồng lấy bóng mát ở các trường học.

Hạt thu hái ở những quả chín nhưng chưa nứt vỏ. Để nguyên quả, khi dùng mới gỡ hạt. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng.

Tính chất và tác dụng: Hạt có vị cay, tính nóng, rất độc. Có công năng phá tích, trục đờm, hành thủy. Rễ và lá có vị cay và nóng, có độc, có tác dụng ôn trung, tán hàn, khu phong, tiêu thũng. Hạt chứa khoảng 50% dầu mùi khó chịu chứa các glyxerit axit trung hòa và không trung hòa không có tính tẩy. Hạt có tính chất tẩy do nhựa hòa tan trong dầu chứa các yếu tố phenolic gây bỏng da. Trong hạt có một glycozit là crotonozit, một anbuminoza rất độc là crotin, một ancaloit gần như rixinin trong hạt thầu dầu.

Công dụng: Hạt dùng chữa hàn tích đình trệ, bụng đầy trướng, đại tiện bí kết (tắt nghẽn ruột), ho nhiều đờm loãng, đau tức ngực, bạch hầu và sốt rét.

Rễ dùng trị thấp khớp dạng thống phong, bọc máu, đòn ngã, rắn cắn. Lá dùng bên ngoài khi bị phát cước hoặc làm thuốc sát trùng.

Thường dùng hạt dưới hình thức ba đậu sương nghĩa là hạt ba đậu đã ép bỏ hết dầu đi mới dùng với liều 0,01 – 0,05g, lại thường phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Rễ dùng liều 3 – 10g. Lá có thể dùng tươi giã đắp hoặc tán làm bột sát trùng.

Đơn thuốc: Trị nọc độc rắn cắn: Rễ ba đậu 30g, ngâm trong 1 lít rượu, lấy nước đắp ngoài. Dùng lá khô tán bột 0,5g uống với nước mát, ngày 1 lần

Chú ý: Bệnh thực nhiệt, táo bón, phụ nữ có thai không dùng. Ba đậu rất độc, không dùng quá liều. Nếu ngộ độc, dùng đậu đen hoặc đậu xanh nấu nước uống để giải độc.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại tỉnh  tại An Giang: Khuyến khích trồng và cấm chặt phá.

Th.Sỹ. Bành Lê Quốc An.

Sưu tầm từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.22.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
13
Hôm nay:
176
Tuần này:
5772
Tháng này:
18124
Năm 2024:
61720

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17