Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cau kiển

Tên khoa học: Dypsis pinnatifrons Mart.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Cau (tên khoa học là Arecales)

Họ: Cau (tên khoa học là Arecaceae)

Chi: Cau (tên khoa học là Areca)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Cây cảnh

Đặc điểm nhận dạng:

Ngày 08/08/2020

Mô tả

Là loài cau thân gỗ, cao 5-8 m, thân tròn, hơi mập hơn ở gốc, đường kính 10-15 cm, màu xanh lục mốc, có các đốt khá đều trên thân.

Lá kép lông chim một lần, phiến lá dài 2-3 m, có các lá phụ mọc trên cuống chung, gốc có sợi dài 1m, màu xanh lục nhạt, buông xuống như tua nên có tên là cau tua. Cuống có bẹ ôm kín hết thân cây.

Cụm hoa bông mo, dạng chùy. Mo hoa dài 20-40 cm, hoa nhỏ màu vàng nhạt, đơn tính.

Quả hạch dạng trái xoan, kích thước gần bằng quả cau thường, đường kính 1-2 cm, vỏ nhẵn bóng. Khi non màu xanh nhạt, khi chín màu đỏ tươi. Ra hoa tháng 2-6, quả chín tháng 5-8.

Phân bố và sinh thái

Loài có nguồn gốc từ Mađagaxca và được trồng rộng rãi ở nhiều nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Là loài cây nhập nội, chủ yếu trồng ở các tỉnh phía Nam. Có phân bố tại An Giang trồng làm kiển.

Giá trị

Do có hoa, quả màu đỏ và dáng vây thẳng đẹp nên cây được trồng làm cây cảnh trong công viên, vườn hoa, công sở. Đôi khi cây được trồng trong chậu để bày trong vườn hoa và gia đình.

ThS. Bành Lê Quốc An. Sưu tâm và biên soạn

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Hoàng Nghĩa (2007), Át lát cây rừng tập 1, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Hoàng Nghĩa (2010), Át lát cây rừng tập 3, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
10
Hôm nay:
329
Tuần này:
5925
Tháng này:
18277
Năm 2024:
61873

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17