Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Song mật

Tên khoa học: Calamus platyacanthus Warb.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Cau (tên khoa học là Arecales)

Họ: Cau (tên khoa học là Arecaceae)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Nguy cấp (EN)

Đặc điểm nhận dạng:

 

Ngày 02/08/2020

Mô tả

Thân ngầm nằm dưới đất, phình to như củ hành, có nhiều bẹ lá bao bọc. Thân mọc cụm hay đơn độc, dài tới 50 m, đường kính 2,5 - 4cm, bẹ lá màu xanh vàng phủ kín, phía ngoài bẹ có nhiều gai lớn, dẹt, màu vàng. Lá đơn, xẻ lông chim, gần gống lá dừa, dài 2 - 2,5 m, mang 20 - 38 thùy lớn hình thuôn.

Gần cuống lá có tay mây dài 1,5m hay hơn. Cây mang hoa đơn tính, khác gốc. Cụm hoa bông mo, dài 1 m. Quả hình trứng, dài 1,5 - 2,5cm, rộng 0,9 - 1,4cm, cuống mập, mang 18 hàng vảy dẹt, khi non màu xanh nhạt, khi già màu vàng rơm. (Nguồn ảnh: Nguyễn Văn Huy)

Đặc điểm sinh học

Mùa hoa tháng 4 - 5, mùa quả chín từ tháng 9 - 11. Thời gian quả chín kéo dài khoảng một tháng. Dễ tái sinh bằng hạt. số lượng hạt lớn, nhưng thường bị động vật rừng ăn khá nhiều. Cây chỉ phát triển ở nơi đủ ánh sáng. Khả năng sinh trưởng chậm, 8 năm mới cao 10mm. Cây có hoa khi 6 - 10 năm tuổi.

Mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, rừng nguyên sinh hay thứ sinh ở độ cao khoảng 100 - 1500 m. Nhiều nhất là ở độ cao 400 - 900 m. Cây ưa sáng và ẩm. Ngọn cây luôn vươn cao nhất của tán rừng. Dưới tán rừng rậm không thấy cây tái sinh. Chỉ tái sinh tốt nơi có tán che 0,2 - 0,3 hay ở ven rừng, ven suối.

Phân bố

Việt Nam: Gặp ở các Tĩnh phía bắc. Tập trung nhiều ở Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình, Hà Tây.

Thế giới: Trung Quốc.

Giá trị

Là một vài loài song có giá trị nhất ở nước ta và được thị trường Thế giới ưa chuộng. Do cây có kích thước lớn, dài, sợi song bền, dẻ, dễ uốn, chịu lực, nên thường dùng cuốn bẻ máng, làm dây cáp cầu, làm bàn ghế và nhiều đồ dùng rất đẹp và tốt.

Tình trạng bảo tồn tại An Giang

An Giang có cây Song mây. Từ hàng chục năm gần đây, song mật bị khai thác mạnh để xuất khẩu, số lượng cây bị giảm nhiều, khu phân bố lại bị thu hẹp dần. Có thể sẽ bị tuyệt chủng. Mức độ đe doạ: Bậc V.

Có thể trồng nghiên cứu để phát triển tăng nguồn nguyên liệu có giá trị.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 313.

ThS. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
9
Hôm nay:
139
Tuần này:
3487
Tháng này:
6226
Năm 2024:
70425

Tin tức trong tháng:2
Tin tức trong năm 2024:19