Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cứt Quạ lá khía

Tên khoa học: Gymnopetalum cochinchinense (Lour.) Kurz, 1871 (CCVN, 1:722)

Tên đồng nghĩa: Cứt quạ; Quạ quạ; Khổ qua rừng; Bìm bìm nhỏ lá

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Bầu bí (tên khoa học là Cucurbitales)

Họ: Bí (tên khoa học là Cucurbitaceae)

Chi: Gymnopetalum (tên khoa học là Gymnopetalum)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Trị bệnh phụ nữ

Đặc điểm nhận dạng:

Tên khác: Bryonia cochinchinensis Lour. 1790 . - Evonymus chinensis Lour. 1790 . - Gymnopetalum chinense (Lour.) Merr. 1919. - Gymnopetalum cochinchinense var. incisa Gagnep. 1921 (CCVN, 1:722);

Mô tả: Cây thảo mảnh, mọc bò, phân nhánh nhiều, dài 1-2m . Lá hình 5 cạnh, dạng tim ở gốc, mép lượn sóng thành răng, dài 4-6cm, rộng 3-5cm, có khi với 3 thuỳ ngắn hình tam giác, có lông hơi ráp; cuống lá có lông rậm dài 3-4cm, tua cuốn đơn. Cụm hoa đực từng đôi ở mỗi nách lá, cái thì chỉ có 1 hoa, cái kia 3-8 hoa có cuống; hoa cái đơn độc. Quả đỏ, dạng bầu dục, thon hẹp ở gốc, có mũi, với 10 cạnh, dài 5cm , rộng 2,5-3cm. Hạt nhiều, màu nâu, hình bầu dục.

Bộ phận dùng: Rễ, dây, lá

Phân bố, sinh sống: Cây của vùng Ấn Độ-Malaixia, mọc ở những nơi đất hoang, ở bãi trống và trong rừng thứ sinh, nhất là ở những chỗ nơi mới đốt rẫy, san bằng, cuốc xới từ Lạng Sơn cho tới Phú Quốc, từ vùng thấp cho tới vùng cao 1.000m. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm; thường dùng tươi.

Tinh chất và tác dụng: Cứt quạ lá nhỏ có vị đắng, tính lạnh, không độc.

Công dụng: Cụ Nguyễn An Cư nêu công dụng của nó là trừ nhiệt, giải khác, tiêu độc, thoái ban, trừ phiền, bài nùng, trừ đờm khô, đờm đặc, cắt cơn ho lao. 

Dùng làm thuốc trấn ban cho phụ nữ đang sinh đẻ. Lá có thể dùng làm rau ăn.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này bắt đầu khang hiếm trên vùng núi. Cần bảo vệ.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.180.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
14
Hôm nay:
222
Tuần này:
2094
Tháng này:
8702
Năm 2024:
52298

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17