Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cóc Kèn

Tên khoa học: Derris Trifoliata Lour

Tên đồng nghĩa: Cóc kèn nước

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Họ: Đậu (tên khoa học là Fabaceae)

Chi: Thuốc Cá (tên khoa học là Derris)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Lợi tiểu, Thông mật, viêm đường tiết niệu

Đặc điểm nhận dạng:

Loài D. Trifoliata

Mô tả: Dây leo mọc cao. Lá kép, thường có 3-5 (ít khi 7) lá chét xoan dài 5-10cm, rộng 2-4cm, chóp nhọn, gốc trờn, không lông. Hoa mọc thành chùm đứng ở nách lá. Hoa trắng, ửng hồng, dài 12mm, đài hoa trăng trắng. Quả tròn 3-4cm, xám rồi vàng, chứa 1 hạt màu vàng hung. Ra hoa vào tháng 8.

Bộ phận dùng: Dây, lá, hạt, rễ.

Phân bố, sinh thái: Loài của miền Malaixia - Châu Ðại Dương, mọc hoang dọc theo các sông rạch ở các nơi có nước mặn. Thu hái dây lá, rễ, hạt quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch thái mỏng, phơi khô xay thành bột.

Tính chất và tác dụng: Cây có vị mặn chát, tiêu đờm trừ thũng, kháng sinh, sát trùng. Lá có tác dụng cầm máu, lợi tiểu. Rễ có độc, dùng giảm đau, sát trùng.

Công dụng: Cây thường dùng chữa sốt rét kinh niên, huyết ứ, đàm ngưng sinh ra thũng trướng, trị ho và kiết lỵ. Quả chữa đau răng, bạch đới hạ. Rễ dùng sát trùng vết thương và làm thuốc diệt ruồi muỗi.

Cụ Việt Cúc viết về Cóc kèn như sau: Cóc kèn, Độc ngư đằng, mặn chát, tiêu đờm, trừ  thũng, chữa sốt rét,  kiết ly, củ to ngâm nrựu chữa thấp tê, bồ.

Cóc kèn mặn chát, dùng dây sao

Chữa rét kết hòn (báng) dưới bụng đau,

Huyết ứ đờm ngưng sinh thũng trướng.

Ho nhiều, kiết lỵ, khí hư hao.

Cách dùng: Thường dùng dây sắc uống. Lá dùng ngoài giã đắp. Quả tán bột chữa đau răng, sắc uống thỉ chữa bạch đói hạ. Bột rễ rang nóng tẩm rượu bọc vùng đau nhức của vết thương trầy sứt không chảy máu. Bột rê trộn vói nước cơm dùng diệt ruồi muỗi. Nhân dân thường dùng lá phơi khô đặt trong các

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Không đánh giá.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.156.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
15
Hôm nay:
210
Tuần này:
5806
Tháng này:
18158
Năm 2024:
61754

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17