Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Chàm Nhuộm

Tên khoa học: Indigofera tinctoria L.

Tên đồng nghĩa: I. Indica Lam., I. Sumatrana Gaertn.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Chi: Indigofera (tên khoa học là Indigofera)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Giải độc, tiêu viêm

Đặc điểm nhận dạng:

 

Chàm Nhuộm còn có tên khác la Chàm, Chàm đậu, Đại chàm. Tên nước ngoài True indigo, Indigo, Indian indigo.

Mô tả: Cây bụi nhỏ, cao 0,5-0,6m ; cành nhánh có lông mịn. Lá có 4-6 đôi lá chét đối nhau, hình trái xoan, hơi thắt lại ở gốc, tròn và có mũi nhọn mảnh ở chóp, có nhiều lông ở mặt dtrới. Hoa màu xanh lục và đỏ, xếp thành chùm ờ nách, trục cụm hoa ngắn hơn các lá và mang hoa từ phía gốc lên. Quả thẳng hoặc hình lưỡi liềm, ít mở, có lông lốm đốm. Hạt 5-10, hình khối, màu hạt dẻ.

Ra hoa quanh năm.

Bộ phận dùng: Lá, rễ.

Phân bố, sinh thái: Cây của miền Đông dương, mọc hoang dại và được trồng ở vùng núi. Có thề trồng bằng hạt vào đầụ mùa mưa.

Cành lá thu hái vào mùa khô, trước khi cây ra hoa. Rễ thu hái quanh năm, thường dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Lá tươi khi đem ngâm vào nước vôi sẽ thu được bột chàm (Thanh đại) màu xanh lam.

Tính chất và tác dụng: Cây có chứa một chất Glycozit gọi là indican ; chất này khi bị thủy phân cho ra glucoza và indoxyl, chất indoxyl sau khi bị oxy hóa trong không khí biến thành chất chàm indigo màu xanh đậm, rất bền, thường được dùng nhuộm áo quần.

Rễ có tác dụng lợi tiểu. Lá giải độc, tiêu viêm.

Công dụng: Rễ được sử dụng như Campuchia để chữa bệnh lậu. Lá thường được dùng chữa viêm họng, sốt. Dùng ngoài bó gãy chân và ép lấy nước lấy dịch trộn với mật ong chữa tia lưỡi, lở mồm, viêm lợi chảy máu.

Cách dùng: Thườg dùng dưới dạng thuốc sắc, hoặc tán thành bột, ngày dùng 2-6g. Dùng ngoài giã nát dể dắp hoặc ép lấy dịch để bôi. Hoặc dùng bột chàm cùng với phèn chua, Hoàng liên, Đinh hương làm bột bôi.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này hiếm gặp trên vùng núi. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.107.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
17
Hôm nay:
1411
Tuần này:
5107
Tháng này:
17459
Năm 2024:
61055

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17