Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cải bẹ xanh

Tên khoa học: Brassica Juncea (L.) Czern. et Coss

Tên đồng nghĩa: Cải xanh, Cải canh, Cải cay

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Cải (tên khoa học là Brassicales)

Họ: Cải (tên khoa học là Brassicaceae)

Chi: Brassica (tên khoa học là Brassica)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Chữa ho, hen

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo sống hàng năm, cao 0,04 - 0,60m, nhẵn. Rễ trụ ít phân nhánh. Lá mọc trên rễ hình trái xoan, tù, hơi khía răng không đều, cuống lá có canh vói 1-2 đôi tai nhỏ. Lá mọc ở thân có ít tai nhỏ hơn, hoặc không có. Lá ở trên ngọn hình mác. Hoa màu vàng, khá to, thành ngù, tạo thành những bông mang quả dài. Quả có mỏ nhọn, mảnh vỏ có gân giữa to và 4 gân bên nhỏ. Hạt hình cầu màu đen. Mùa hoa tháng 3-6.

Bộ phận dùng: Hạt.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Trung Á được nhập trồng từ lâu lấy lá làm rau ăn hay muối dưa.

Tính chất và tác dụng: Cải canh là loại rau ăn lợi tiểu. Còn hạt có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm long dòm, tiêu khí trệ, giảm đau, tiêu thũng.

Công dụng: Thường dùng chữa ho, viêm khí quản, chữa kết hạch, đơn độc sung tấy. Liều dùng 8-12g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài tán bột, trộn giấm đắp.

Đơn thuốc: Chữa ho, hen, đờm suyễn ở người già, dùng hạt Cải canh, hạt Cải củ, hạt Tía tô, bã thứ bằng nhau (mỗi vị 8-12g) sắc uống hay tán bột uống, mỗi lần 4-6g, ngày uống 2-3 lần.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Là loài được sử dụng trong thực phẩm. Không đánh giá (NE).

ThS. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.80.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
11
Hôm nay:
149
Tuần này:
5745
Tháng này:
18097
Năm 2024:
61693

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17