Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cà tím

Tên khoa học: Solanum melongena L. var. esculentum Ness.

Tên đồng nghĩa: Cà dái dê

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Cà (tên khoa học là Solanales)

Họ: Cà (tên khoa học là Solanaceae)

Chi: Solanum (tên khoa học là Solanum)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Nhuận tràng

Đặc điểm nhận dạng:

Tên nước ngoài Egg plant, Aubergine.

Mô tả: Cây thảo sống hàng năm hay sống dai, có thân hóa gỗ. Lá mọc so le, phủ nhiều lông ; phiến lá hình trái xoan hay thuôn, có cuống. Cụm hoa ở kẽ lá. Hoa màu tím xanh, tím nhạt hay trắng. Quả mọng có kích thước, hình dạng, màu sắc thay đổi tùy thứ và điều kiện trồng trọt.

Mùa hoa tháng 5-9.

Bộ phận dùng: Quả.

Phân bố, sinh thái: Cây gốc ở Ấn Độ, được nhập vào trồng ở nước ta từ lâu đời.

Có nhiều thứ, thường trồng là cà tím. Để làm thuốc, thu hái quả già.

Tính chất và tác dụng: Cây chứa trigonellin, beta-amino-4-ethylglyoxalin và cholin. Trong vỏ quả, người ta đã tìm thấy một sắc tố glycosidic thuộc nhóm các anthocyan. Người ta cũng đã tách được một ester p-cumarin và cả delphinidol. Quả chứa Nước 90-94%, Xenluloza 0,9-4%, Chất có nitơ 0,8-1,5%, Tro 0,4-0,7%, Chất béo 0,06-0,13% và các vitamin như tiền sinh tố A, Bl, B2, C, PP. Hoạt chất đắng có thề là một solanin. Cà được xem như ít bổ dưỡng, có tác dụng chống thiếu máu, nhuận tràng, lợi tiểu, kích thích gan mật và tụy, làm dịu đau.

Trong Y học cổ truyền, Cà được xem như có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng chữa nóng lạnh, ngũ tạng lao tổn, tán huyết ứ, tiêu sưng và cầm máu.

Công dụng: Người ta thường dùng Cà dể chữa bệnh thiếu máu, tràng nhạc, táo bón, giảm niệu, kích thích tim. Đông y hay dùng chữa chứng lao truyền, chứng ôn dịch, chứng đại tiện ra máu, đái buốt ra máu, đi lỵ ra máu, loét ruột chảy máu, phụ nữ rong huyết, chữa sưng tấy, chân nứt nẻ vì giá lạnh, đau răng, viêm lợi, chín mé ở ngón tay, ngón chân.

Cách dùng: Cà dược sử dụng nhiều trong ăn uống, nhưng nên ăn quả chín, vì quả còn xanh chứa chất độc là solanin. Người ta sử dụng quả làm thuộc đắp tươi hay đốt tán bột đắp. Hoặc dùng rễ và cây khô nấu nước uống hay ngâm rửa.

Đơn thuốc :

-  Đại tiện ra máu, phụ nữ rong huyết, dùng quả cà già màu vàng cả cuống, sao già, tán nhỏ, uống mỗi lần 8g với nước giấm nhạt, ngày 3 lần.

- Sưng tấy, dùng quả cà mài vói giấm bôi, hay giã nhỏ, chưng vói giấm đắp

vào.

- Đái buốt ra máu, đi lỵ ra máu hay loét ruột chảy máu, dùng rễ và cây cà khô 40g sắc uống.

- Chân bị nứt nẻ vì giá lạnh, hay mùa hè ngón chân sưng đau, dùng rễ và cây khô nấu nước ngâm rửa.

- Miệng lở có nấm, răng sâu sưng đau, trĩ ra máu, dùng cuống hoặc hoa cà đốt ra tro, tán nhỏ, uống với nước cơm, mỗi lần 8g và dùng bột xát vào chỗ đau.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Là loài được dùng làm thực phẩm. Khuyến khích gây trồng để sử dụng. Không đánh giá.

ThS. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.71.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
17
Hôm nay:
1024
Tuần này:
4720
Tháng này:
17072
Năm 2024:
60668

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17