Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bầu đất

Tên khoa học: Gynura Procumbens (Lour) Merr. (G. sarmentosa DC)

Tên đồng nghĩa: Cacalia procumbens Lour.; C. sarmentosa Blume; Gynura sarmentosa (Blume) DC.; G. cavaleriei Lévl.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Tên khác Bầu đất, Kim thất, Rau lúi, Rau bầu đất, Dây chua lè, rau bầu đất dại. Rau bầu đất. Cây thảo mọc bò và hơi leo, cao đến 1m. Thân mọng nước, phân nhiều cành. Lá dày, dòn, thuôn, xanh lợt ở mặt dưới, hơi tía ở mặt trên và xanh ở các gân, dài 3-8cm, rộng 1,5-3,5cm, khía răng ở mép; cuống dài cỡ 1cm. Cụm hoa ở ngọn cây, gồm nhiều đầu màu tía, các hoa trong đầu hoa hình ống, màu vàng da cam. Quả bế có ba cạnh, mang một mào lông trắng ở đỉnh.

Cây ra hoa kết quả vào mùa xuân, mùa hạ.

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Phân bố, sinh thái: Hầu hết phân bố ở nhiều nước châu á như Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, bầu đất mọc hoang dại, nhưng cũng thường được trồng làm rau ăn và làm thuốc. Người ta thu hái cả cây vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.

Tính chất và tác dụng: Chưa có tài liệu phân tích về thành phần hóa học và hoạt chất. Trong Y học cổ truyền, bầu đất được xem như có vi đắng thơm, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm.

Công dụng: Thường được dùng chữa

1. Đái són, đái buốt

2. Phụ nữ viêm bàng quang mãn tính, khí hư bạch đới. Dùng rau bầu đất sắc nước uống với bột Thổ tam thất và Ý dĩ sao với liều bằng nhau, mỗi lần 10-15g, ngày uống 2 lần.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.44.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
17
Hôm nay:
309
Tuần này:
1363
Tháng này:
13715
Năm 2024:
57311

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17