Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cây ráy

Tên khoa học: Alocasia macrorrhiza (L.) Schott (Caladium odorum Lindl.; Colocasia odora Brongu.)

Tên đồng nghĩa: Hải Vu

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Họ: Ráy (tên khoa học là Araceae)

Chi: Ráy (tên khoa học là Alocasia)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Cảm cúm, Hạ sốt, sốt rét

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo to có khi cao tới 2-3m, kể cả lá, sống nhiều năm nhờ thân to. Lá ôm thân, có cuống dài, phiến nguyên, hình tim, dài tới 60cm, màu lục sáng, có khi có chấm trắng. Cụm hoa thành buồng ở nách lá, có mo màu vàng. Hoa đơn tính, hoa cái ở dưới, hoa lép ở giữa, hoa đực ở trên. Hoa trần, ở hoa đực có nhiều nhị, dính nhau thành hợp nhị, mở bằng lỗ. Hoa cái có bầu 1 ô, chứa vài noãn ở đáy. Quả mọng màu đỏ.

Bộ phận dùng: Thân rễ và lá.

Phân bố, sinh thái: Cây của Đông Dương, Ấn Độ, mọc hoang và cũng được trồng ở đồng bằng và vùng núi. Lá và thân rễ thu hái quanh năm, lá dùng tươi, còn thân rễ phải bào chế. Lấy về, gọt bỏ vỏ, thái mỏng, ngâm trong nước sạch 5-7 ngày, thay nước thường xuyên, rồi phơi khô. Khi dùng tươi, phải rang với gạo cho tới khi gạo cháy, rồi thêm nước và đun sôi đến khi gạo mềm nhừ thì lấy ra.

Tính chất và tác dụng: Ráy có vị cay và se, tính lạnh, có độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, tiêu sưng.

Công dụng: Thương dùng trị 1. cảm cúm, sốt cao ; 2. Lao phổi ; 3. sốt Ricketsia 4. Rắn cắn và sâu bọ đốt, đinh nhọt, sưng tây.

Dùng 10-15g khô, hoặc cây tươi 30-60g. Đun sôi trong 3-5 giờ trước khi dùng.

Cách dùng: Để cầm máu và bó gãy xương, dùng bột củ ráy, bột khoai sọ tẩm nước làm thành bánh, đắp bó. Để trị rắn cắn, sưng tấy, nhọt mủ, dùng thân hoặc lá ráy giã nhỏ, thêm nước uống, còn bã dùng dắp.

Tình trạng khai thác bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích gây trồng. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn các tổ Đông Y gây trồng vừa sử dụng vừa để bảo tồn nguồn gen cây thuốc vùng bảy núi.

Bành Thanh Hùng, sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, NXB. UBKH và KT, 1991, tr.456.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
17
Hôm nay:
1110
Tuần này:
4806
Tháng này:
17158
Năm 2024:
60754

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17