Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Rau trai

Tên khoa học: Commelina Diffusa Burm. f

Tên đồng nghĩa: Cây Thài Lài Trắng

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Thài lài (tên khoa học là Commelinales)

Họ: Thài lài (tên khoa học là Commelinaceae)

Chi: Thài Lài (tên khoa học là Commelina)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Huyết áp, trợ tim

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo mọc bò, có rễ ở các mấu, gần như không lông, có thân mềm dài 0,5-l,5m. Lá thon hay xoan thon, dài 2-6cm, rộng 1-2cm, chóp nhọn, bẹ có rìa lông. Mo rộng ở gốc ít khi có lông sát, trong mỗi mo có 3-5 hoa xếp thành xim có cuống. Hoa nhỏ, màu lam, rộng cỡ 1cm. Quả nang có 3 ô, chứa 5 hạt đen, vỏ hạt cố mạng.

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Phân bố, sinh thái: Cây của miền Viễn đông, mọc hoang ở chỗ ẩm ướt có đất tốt. Thu hái cây quanh năm, thường dùng tươi, hoặc phơi khô dùng dần.

Còn có Cây trai thường hay Rau trai ăn (Commelina communis L.) khác loài trên là có 2 hoa, nang có 4 hạt mà vố không có mạng.

Tính chất và tác dụng: Các loài rau trai đều có vị ngọt, tính hơi lạnh. Rau trai có thể có tác dụng như Rau trai ăn (Áp chích thảo) là hạ nhiệt, kháng sinh, tiêu viêm, lợi tiểu, tiêu sưng.

Công dụng: Nước hãm toàn cây dùng. Cũng dùng trị huyết áp cao. Cành lá gĩa ra dùng đắp vết thương.

Rau trai ăn, được dùng chữa 1. Cảm cúm, viêm nhiễm phần trên đường hô hấp ; 2. Viêm hạnh nhân cấp, viêm hầu ; 3 Phù thũng, nhiễm khuẩn đường niệu-sinh dục ; 4. Viêm ruột thửa cấp và lỵ. Ngày dùng 30-60g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài trị viêm mủ da, giã cây tươi để đắp.

Đơn thuốc tri các bệnh ban đen, trái đen, sốt xuất huyết khi thời kỳ mới phát: Thuyền thoái 1 con, Trùn hổ 4g, Rau trai 10g, Dâu tằm l0g, Rau bợ l0g, Bạc thau lá l0g, Lá tre mõ 10g, Măng sậy l0g, Đậu săng l0g. Dùng nước dừa để sắc chung, uống nhiều thang.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích gây trồng. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn các tổ Đông Y gây trồng vừa sử dụng vừa để bảo tồn nguồn gen cây thuốc vùng bảy núi.

Bành Thanh Hùng, sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, NXB. UBKH và KT, 1991, tr.455.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
21
Hôm nay:
1467
Tuần này:
5163
Tháng này:
17515
Năm 2024:
61111

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17