Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Mạy lay

Tên khoa học: Gigantochloa albociliata (Munro) Kurz

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên đồng nghĩa:  Oxytenanthera albociliata Munro

Đặc điểm hình thái:

Mạy lay là loài tre mọc cụm, thân cây cao 5 – 10 m, đường kính 2 – 5 cm, vách thân dày 1 cm, màu xanh lá cây xám có sọc trắng. Lóng dài 40 – 45 cm, có khi hơn. Cành phát triển từ các đốt phía trên. Có một cành to và nhiều cành nhỏ, cành non có lông.

Thân màu bạc, đặc ruột, thân non có nhiều lông.

Bẹ mo phủ lông màu nâu đen, nửa trên sớm rụng, dày và đứng ở đáy mo. đáy dưới rộng 6 – 9 cm, cao 8 – 12,5 cm, như da ở phần gốc, nhiều lông khi còn non và dần biến thành nhẵn; đáy trên rộng 1,5 – 3 cm.

Phiến mo hình tam giác, đáy hơi lõm, khi khô uốn cong, rộng 0,9 – 2,5 cm, cao 2,5 – 18 cm, ngửa ra phía sau. Lưỡi mo cao 0,6 – 2 cm.

Đặc điểm sinh học:

Lá màu xanh nhạt, bạc. Phiến lá thuôn hẹp, dài 20 – 24 cm, rộng 2,8 – 3,2 cm, gốc lá tròn, đỉnh nhọn, đáy nhỏ. Gân lá 7 – 8 đôi. Bẹ lá không có lông. Cuống lá dài 0,1 cm.

Cây được trồng bằng thân ngầm và hạt. Đây là loài ra hoa không theo chu kỳ.

Phân bố địa lý:

Là loài có phân bố tự nhiên ở Myanma, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Chúng mọc trong rừng tự nhiên và được trồng trong vườn ở tỉnh Sơn La, Điện Biên, Thanh Hoá. Có người cho rằng loài được nhập trồng vào Lào và Việt Nam (Dransfield and Widjaja, 1995).

Giá Trị:

Mạy lay là loài tre nhỏ, măng rất ngon nên dùng làm thực phẩm, đồng bào Thái coi măng Mạy lay, Mạy lay lo như rau muống của đồng bào vùng xuôi. Thân cây dùng cho xây dựng nhẹ (phên che, mái), làm hàng rào, cán nông cụ, đồ mộc bằng tre.

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Chưa có thông tin xác nhận là có phân bố tự nhiên trong tỉnh. Cung cấp thêm thông tin.

 

 


Th. Sỹ. Bành Lê Quốc An
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
17
Hôm nay:
1754
Tuần này:
5450
Tháng này:
17802
Năm 2024:
61398

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17