Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cá Ba sa

Tên khoa học: Pangasius bocourti Sauvage, 1880

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Dây sống (tên khoa học là Chordata)

Bộ: Cá Chốt (tên khoa học là Siluriformes)

Họ: cá tra (tên khoa học là Pangasiidae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Địa điểm thu mẫu: Mẫu cá được thu tại Thoại Sơn, Long Xuyen, Tân Châu, Phú Tân, Châu Đốc, Châu Thành.

Kích thước : Mẫu cá khai thác trong tự nhiên có kích thước nhỏ từ 3.7-15.6cm ứng với trọng lượng 0.5-48.8g.Trong ao nuôi, cá basa là loài có kích cỡ lớn 18,26 – 34,24 cm ứng với trọng lượng 266,47 – 1195,51gr. Cá có thể đạt đến kích thước 90 – 100 cm.

Phân bố: Cá sống ở nước ngọt, phân bố ở Miến Điện, Thái Lan, Indonesia, Campuchia và Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

Đặc điểm sinh học: Cá có tính ăn tạp thiên về động vật, nhưng ít háu ăn và ít tranh mồi như cá tra. Sau khi hết noãn hoàng, cá ăn phù du động vật là chính, giai đoạn lớn cá cũng dễ thích nghi với các loại thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật và dễ kiếm như hỗn hợp tấm, cám, rau, cá vụn (nấu chín) do đó thuận lợi cho nuôi trong bè.
Cá Basa ăn tạp thiên về động vật, thời kỳ cá giống, cá lớn rất nhanh, sau 60 ngày cá đạt chiều dài 8–10,5 cm (1,5–8,1gr), sau 10 tháng đạt thể trọng 300 – 550gr sau 1 năm đạt 700gr –1.300 gr. Nuôi trong bè sau 2 năm có thể đạt tới 2.500 gr.
Cá thành thục ở tuổi 3+ - 4- . Trong tự nhiên vào mùa sinh sản (tháng 3–4 hàng năm) cá bơi ngược dòng tìm các bãi đẻ thích hợp và đẻ trứng, hệ số thành thục của cá (nuôi vỗ trong ao và bè) đạt 4,03- 6,2%, sức sinh sản đạt tới 67.000 trứng (cá 7 kg), đường kính trứng từ 1,7-2,2 mm. Mùa sinh sản của cá Basa ngoài tự nhiên bắt đầu vào tháng 6 – 8. Bãi đẻ quan trọng nằm ở dọc đoạn sông từ Phnompenh đến Kratie (biên giới Campuchia – Lào). Cá đẻ trứng dính.

Giá trị kinh tế: Cá có thịt ngon, rất được ưa chuộng,  có giá trị kinh tế cao.

Khai thác: Ngư cụ được dùng khai thác: Chài, lưới, cào, lưới kéo, câu giăng.

Mùa vụ khai thác: Quanh năm

Hiện trạng nghiên cứu và phát triển: Cá được nuôi phổ biến, với hình thức nuôi bè, cồn bãi, ao, đầm, là đối tượng xuất khẩu với sản lượng lớn tại một số tỉnh ĐBSCL.


Trước đây, cá Basa giống hoàn toàn vớt ngoài tự nhiên bằng câu hoặc các hình thức thu bắt khác để ương thành giống lớn và cung cấp cho các bè nuôi thịt. Từ năm 1996 một số cơ quan nghiên cứu như trường Đaị Học Cần Thơ, Viện Nghiên Cứu NTTS II, Công Ty Agifish An Giang đã nghiên cứu và sản xuất thành công việc nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ và cho đẻ nhân tạo cá basa, đã mở ra triển vọng chủ động con giống.


Nguồn: Điều tra, nghiên cứu về sự hiện diện của các loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh An Giang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Tp Hồ Chí Minh 4/2007.


Bành Thanh Hùng, sưu tầm

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
16
Hôm nay:
1057
Tuần này:
4753
Tháng này:
17105
Năm 2024:
60701

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17