Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: LÔ HỘI

Tên khoa học: Aloe vera L. var. sinensis (Haw.) Berg.

Tên đồng nghĩa: Long tu, Tượng đảm, Du thông, Nô hội, Lưỡi hổ, Hổ thiệt.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Măng Tây (tên khoa học là Asparagales)

Chi: Aloe (tên khoa học là Aloe)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Trị bệnh phụ nữ

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cỏ mập màu xanh tươi. Thân ngắn hóa gỗ mang một bó lá dày, mọng nước, hình ngọn giáo, mép có gai, đầu nhọn, có những đốm trắng ở mặt trên. Cán hoa cao đến 1m mang một chùm hoa thổng xuống. Hoa to, đều, có các mảnh bao hoa dính lại vói nhau thành ống dài bằng phiến hoa, màu vàng lục nhạt. Quả nang hình trứng thuôn, màu xanh, khi già màu nâu, chứa nhiều hạt. cây ra hoa vào mùa thu.

Bộ phận dùng: Lá, hoa, nhựa.

Phân bố, sinh thái: Cây của miền Bắc Phi châu và Tây Ân Độ, được trồng làm cảnh. Trồng bằng những nhánh con tách ra từ cây mẹ. Thu hái lá hoa quanh năm. Dùng tươi, hoặc cắt lấy lá hứng nhựa chảy ra, đem cô đặc đến khô. Bảo quản noi khô ráo.

Tính chất và tác dụng: Nhựa đặc và sắy khô có các thành phần chính là barbaloin emodin. Nhựa có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hóa, diều kinh và tri giun.

Lá và hoa có vi đắng, tính lạnh (hàn), có tác dụng tiêu viêm, nhuận tràng, diệt ký sinh trùng.

Công dụng: Nhựa thường dùng trị kinh bế, kinh nguyệt ít, táo bón, đại tiện bí, chuyển đạo xung huyết não, kinh phong.

Lá thường dùng trị 1. Đau đầu, chóng mặt ; 2. Táo bón ; 3. Co giật của trẻ em, suy dinh dưỡng ; 4. Ho gà. Còn dùng tri sâu răng, viêm mủ da, vết cháy và bỏng, eczema.

Dùng lá 10-15g, nhựa mủ 1,5-3g làm viên, cũng dùng nghiền thành bột đắp tại chỗ. Người bị yếu dạ dày - ruột và phụ nữ có thai không nên dùng.

Đơn thuốc : Trị vết cháy và bỏng : Lá lô hội chiết dịch dùng tại chỗ, hoặc lấy 1 lá (15-18cm), đun nước sôi thêm đường dùng uống.

Khai thác sử dụng và bảo vệ tại tại An Giang: Loài được nhân dân gây trồng tập trung và trồng phân tán, trồng làm cây cảnh.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An, sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, 1991, tr 331.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.615088
Kinh độ: 104.978861

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
22
Hôm nay:
1795
Tuần này:
5491
Tháng này:
17843
Năm 2024:
61439

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17