Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bá bệnh

Tên khoa học: Eurycoma longifolia Jack.Subsp. Longifolia

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Chi: Eurycoma (tên khoa học là Eurycoma)

Thuộc: Sách đỏ

Tình trạng bảo tồn: Nguy cấp (EN)

Công dụng: Mạnh gân cốt, bổ Thận

Độ cao: 400m

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tà: Cây nhỡ, cao 2-8m, có lông ở nhiều bộ phận. Lá kép gồm 10-36 dôi không cuống, mọc dối, mặt trên xanh bóng, mặt dưối trắng xóa. Cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hỉnh chùm kép hoặc chùm tán mọc ở ngọn, cuống có lỏng màu ri sắt. Hoa màu đỏ nâu. Quả hình trứng, hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 đến tháng 11.

Bộ phận dùng: Toàn cây, chủ yếu là rễ.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Ân Độ Mã Lai, mọc hoang ở vùng núi, trong các rừng thưa, dưới tán các cây gỗ lớn. Có thể thu hái rễ quanh năm, phơi khô hay sấy khô. Có gặp trong thiên nhiên trên vùng núi tỉnh An Giang.

Tinh chất và tác dụng: Người ta mới biết trong vỏ cây cỏ chất đắng gọi là quasin. Chưa rõ tác dụng. Trong hạt có dầu béo màu vàng nhạt.

Trong Y học cồ truyền, người ta dùng rễ thái nhỏ tẩm rượu sao, cho là có vị đắng, tính mát.

Công dụng: Cây chữa được nhiều chứng bệnh. Rễ thường dùng nhất để chữa khí hư huyết kém, ăn uống không tiêu, trong ngực có cục tích, gân đờ xương yếu, chân tay tê đau, nôn mửa, tả lỵ, còn dùng chữa tứ thời cảm mạo. Nhân dân thường dùng rễ chữa sốt, sốt rét, chữa ngộ độc và say rượu, cũng đùng tẩy giun.

Vỏ thân làm thuốc bổ, chửa ăn uống không tiêu và cùng với rễ chữa nhức mỏi đau lưng, đau bụng kinh của phụ nữ.

Quả dùng chữa lỵ ỉa chảy.

Lá dùng nấu nước tắm và trị ghẻ, lở ngứa.

Cách dùng: Ngày dùng 8-16g rễ, vỏ thân sắc uống hoặc phơi khô tán bột ngâm rượu uống hoặc làm thành viên uống. Ngày đùng 4-6g. Phụ nữ có thai không dùng.

Tình trạng khai thác và bảo tồn tại An Giang: Là loài cây đang bị đào bứng trái phép, có nguy cơ tuyệt chủng trong thời gian gần nếu không có giải pháp bảo vệ để bảo tồn nguồn gen quí. Đề nghị kiểm tra và cấm khai thác từ tự nhiên trên vùng đồi núi trong tỉnh. Nên đưa vào danh mục trông cây dược liệu dưới tán rừng nhằm hạn chế khai thác. Thích hơp sống dưới tán tàn che của cây rừng từ 0,3 - 0,7.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An

Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.26.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3
Ảnh nhận dạng 4

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.409819
Kinh độ: 104.965396
Bản đồ nhận dạng 2
Vĩ độ: 10.450464
Kinh độ: 105.000844

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
19
Hôm nay:
455
Tuần này:
6051
Tháng này:
18403
Năm 2024:
61999

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17