Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cù Đèn răng cưa

Tên khoa học: Croton Poilanei Gagnep

Tên đồng nghĩa: Ba đậu mập, Củ đen, Cù đèn poilane, Ba đậu răng cưa.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Sơ ri (tên khoa học là Malpighiales)

Họ: Thầu dầu (tên khoa học là Euphorbiaceae)

Chi: Ba Đậu (tên khoa học là Croton)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Sẽ nguy cấp (VU)

Công dụng: Tai, mắt, mũi, răng, họng

Đặc điểm nhận dạng:

Loài C. Poilanei

Mô tả: Cây gỗ nhỏ cao 4-8m, có vỏ xám, các nhánh khoẻ, hình góc nhiều hay ít, phủ lông hình khiên màu hung. Lá mọc so le, các lá trên thành vòng giả 3-4 lá, thuôn bầu dục, tù ở chóp, tròn hoặc hơi có tai ở gốc, có răng tai bèo thô với một mặt mũi nhọn hình nón ở các góc răng, nhẵn cả hai mặt, dài 10-40cm, rộng 3-15cm. Tuyến gốc lồi lên về mỗi phía của gân chính. Cụm hoa ở ngọn khoẻ, rất nhiều hoa, thưa hơn ở phần hoa cái hay hoa đơn tính, phủ lông hình khiên, dài 20-25cm, Hoa đực có 10-11 nhị; hoa cái có 3 vòi chẻ đôi. Quả nang.

Mùa hoa tháng 3-7, mùa quả chín tháng 9-10.

Bộ phận dùng: vỏ cây và lá.

Phân bố, sinh thái: Cây đặc hữu của vùng Đông Dương, thông thường mọc trên đất khô rừng thường xanh vùng Bảy Núi.

Công dụng: vỏ cây được dùng trị các bệnh về mắt. Cũng dùng sắc uống trị đau bụng. Lá dùng làm thuốc chữa dị ứng.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này bắt đầu khang hiếm trên vùng núi. Cần bảo vệ.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.170.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
13
Hôm nay:
1295
Tuần này:
4991
Tháng này:
17343
Năm 2024:
60939

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17