Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Tam gia bì

Tên khoa học: Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss. 1894

Tên đồng nghĩa: Zanthoxylum trifoliatum L. 1753 Plectronia chinensis Lour. 1790 Acanthopanax aculeatum (Ait.) Witte,

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Hoa tán (tên khoa học là Apiales)

Họ: Ngũ gia bì, Nhân Sâm (tên khoa học là Araliaceae)

Chi: Eleutherococcus (tên khoa học là Eleutherococcus)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Rất nguy cấp (CR)

Công dụng: Thấp khớp, đau nhức khớp, tê thấp

Độ cao: 300-700

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Tam gia bì còn có tên gọi khác là: Ngũ gia bì gai; Mạy tảng nam, póp tưn, póp dinh (Tày), co nam slư (Thái) Cây bụi nhỡ, cao 1 - 7m, mọc dựa. cành vươn dài có gai. vỏ lúc non màu xanh, già màu nâu xám; có nhiều gai nhọn sắc. Lá kép chân vịt, mọc so le,  cuống dài 2,5 - 3,5cm, có gai; 3 - 5 lá chét, từ hình trứng thuôn có mép khía răng khô, đến hình thuôn dài ở mép có gai nhọn (var. setosus Li), lá chét giữa thường lớn hơn các lá chét bên; kích thước lá chét thường 4 - 8 x 1,5 - 3cm. Hai mạt nhẩn, mặt trên sẫm bóng

Cụm hoa dạng chùm tán, mọc ở đầu cành, gổm 3 -10 tán; hoa màu vàng ngà hay trắng ngà, có cuống mảnh, dài 0,7 - 1cm. Đài 5, nhỏ; cánh hoa 5 hình tam giác tròn đầu. Nhị 5, chỉ nhị dài hơn cánh hoa. Bầu 2 ô, đầu nhuỵ chẻ đôi. Mùa hoa: tháng 9 -11; mùa quả: tháng 12 -1.

Quả mọng, hình cầu dẹt, mang vòi tồn tại, đường kính khoảng 2,5mm, khi chín màu đen, có 2 hạt. Toàn cây có tinh dầu thơm.

 Phân bố, sinh thái: Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc thành bụi ở ven rừng núi đá vôi ẩm, bờ khe suối hoặc bờ nương rẫy; độ cao từ 350 - 1600m.

Trong nước: Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam và tại vùng núi tỉnh An Giang.

Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indônêxia.

Tính chất, tác dụng: Vỏ thân và rễ dùng làm thuốc bổ, có tác dụng kích thích tiêu hoá, chống đau nhức xương khớp. Lá dùng làm trà uống, lá tươi bó gãy xương. Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam thì Ngũ gia bì gai chữa phong thấp, đau lưng nhức xương, liệt dương. Còn có tác dụng kích thíc, bổ dưỡng, làm tăng trí nhớ. Ngày 6-12g, dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Là cây thuốc có giá trị sử dụng phổ biến nên đã bị khai thác kiệt quệ. Cây còn bị tàn phá do nạn phá rừng và mở rộng vùng canh tác, hiện nay đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng tại vùng núi An Giang.

Đây là loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "bị đe doạ" (T).

Do đó, nếu bà con có phát hiện loài này trên vùng đồi núi trong thiên nhiên của tỉnh An Giang thì đề nghị báo cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh biết để có giải pháp đầu tư bảo vệ.

Đề nghị hộ gia đình gây trồng thêm để sử dụng.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 trang 82.

 

Bành Thanh Hùng.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.505028
Kinh độ: 104.991875

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
25
Hôm nay:
746
Tuần này:
4442
Tháng này:
16794
Năm 2024:
60390

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17