Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Tổ kén

Tên khoa học: Helicteres Angustifolia L.

Tên đồng nghĩa: Dó Hẹp, cây tổ kén đực, thao kén đực, thâu kén, thau kén, thu kén, ổ kén

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Bông (tên khoa học là Malvales)

Họ: Trôm (tên khoa học là Sterculiacea)

Chi: Helicteres (tên khoa học là Helicteres)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Đau đầu, nhức mắt, rắn cắn

Đặc điểm nhận dạng:

Loài H. Angustifolia

Mô tả: Cây bụi cao 1m; nhánh hình trụ mảnh, phủ lông hình sao. Lá hình giáo hẹp hay hình dải thuôn, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm; mặt dưới màu hung phủ lông hình sao; gân gốc 3-5; lá kèm hình mũi dùi, rất dễ rụng.

Cụm hoa ở nách lá, thành xim co gồm nhiều cuống ngắn mang ít hoa màu đỏ hay tím. Đài cao 8mm, có 5 răng xếp thành hai môi. Cánh hoa 5, khác nhau, hơi có lông trên phiến, đều có 2 tai. Cuống bộ nhị đều có lông ở trên gốc. Nhị 10, nhị lép 5. Bầu chia 5 ô, mỗi ô chứa 10 noãn. Cây ra hoa quả hầu như quanh năm, chủ yếu từ tháng 5 tới tháng 7.

Quả nang hình trứng - trụ, dài 2,5cm, có lông hình sao lẫn với những lông thường. Hạt màu nâu, lúc già màu đen.

Bộ phận dùng: Rễ hoặc toàn cây.    

Phân bố, sinh thái: Cây mọc rộng rãi và phổ biến trên các đồi cây bụi, trên đất hoang, rừng còi. Tại An Giang, có gặp trên đất khô đồi núi ngang xã An Phú, huyện Tịnh Biên. Có thể thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, thái lát và phơi khô để dùng.

Tính chất và tác dụng: Cây có vi đắng hơi ngọt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, chống ngữa.

Công dụng: Thường được; dùng chữa : 1. Cảm mạo nhiệt độ cao không giảm, viêm họng, viêm amiđan; 2. Sởi, ỉa chảy, lỵ, viêm ruột ; 3. Dùng ngoài tri rắn độc cắn, vết thương chảy máu, trĩ, quai bị, dị ứng.

Cách dùng: Mỗi lần dùng 10-15g sắc nước uống. Dùng ngoài, lấy rễ nghiền thành bột trộn đều với rượu gạo bôi lên chỗ đau.

Trong dân gian, người ta dùng làm thuốc giải trừ ban sởi, giải nhiệt độc và rửa loại mụn đóng vảy nến.

Đơn thuốc:

- Chữa cảm sốt, ho, đau bụng, dùng Tổ kén, Cúc chỉ thiên, Ba chạc, Lấu, mỗi vị đều 15g sắc nước uống.

- Quai bị, vết thương, rắn cắn, dùng rễ Tổ kén, nghiền nát, thêm     rượu và dùng nước bôi lên chỗ đau.

Chú ý : Không nên dùng quá liều vì sẽ gây nôn và ỉa chảy. Tránh dùng cho phụ nữ có thai và người cơ thể suy nhược. 

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này rất hiếm gặp trên vùng núi. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể.

ThS. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.105; http://ydvn.net/.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
23
Hôm nay:
50
Tuần này:
5646
Tháng này:
17998
Năm 2024:
61594

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17