Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cây Gan heo

Tên khoa học: Dicliptera Chinensis (L.) Ness

Tên đồng nghĩa: Cây, lá diễn, Hắc diện thảo

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Lamiales (tên khoa học là Lamiales)

Họ: Ô rô (tên khoa học là Acanthaceae)

Chi: Dicliptera (tên khoa học là Dicliptera)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Viêm gan, Xơ gan, Sung gan

Đặc điểm nhận dạng:

Loài D. Chinensis

Mô tả: Cây thảo sống hàng năm hay vài ba năm, cao 30-80cm. Thân và cành non có 4 cạnh, có lông tơ, các mấu phình to tựa như dầu gối. Lá mọc đối, màu xanh lục, phiến lá hình trứng thuôn, dài 2-7cm, rộng 2-4cm, đầu và gốc đều nhọn, có lông thưa.

Hoa màu trắng hồng, mọc thành xim ờ kẽ lá và ở đầu cành. Các lá bắc hình trái xoan dài 8-11mm, các tiền diệp hẹp.

Quả nang ngắn có lông tơ ở phía đầu. Hạt dẹt. Ra hoa từ mùa đông đến mùa hạ.

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng lục địa Ðông Nam á châu, mọc hoang ở chỗ ẩm ướt và cũng được trồng để lấy lá nấu canh hay làm thuốc. Có thể thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Tính chất và tác dụng: Cây gan heo có vi ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm mát máu, sinh tân dịch.

Công dụng: Thường dùng trị 1. Cảm mạo, sốt cao ; 2. Viêm phổi nhẹ, viêm ruột thừa cấp ; 3. Viêm gan cấp, viêm kết mạc ; 4. Viêm ruột, lỵ ; 5. Phong thấp viêm khớp ; 6. Giảm niệu, đái ra dưỡng trấp.

Dùng 30-60g cây khô hay 60-120g cây tươi sắc uống.

Dùng ngoài trị lở sưng, mụn nhọt, bỏng rạ, dùng lá tươi giã nát xoa.

Đơn thuốc :

- Cảm mạo và sốt, dùng Cây gan heo, Đơn buốt, Rau má, mỗi vi 45g, sắc uống

- Theo lương y Nguyễn Văn Phát, nhân dân cũng dùng lá nấu canh ăn với thịt heo, ngon như rau bồ ngót, dùng làm thuốc mát gan.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này rất hiếm gặp trên vùng núi. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.98.

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
10
Hôm nay:
443
Tuần này:
6039
Tháng này:
18391
Năm 2024:
61987

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17