Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Ba dót

Tên khoa học: Eupatorium Triplinerve Vahl

Tên đồng nghĩa: Tên khác Ba dót, Cà Dót, Bả dột, Trạch lan

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Asterales (tên khoa học là Asterales)

Chi: Mần Tưới (tên khoa học là Eupatorium)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Cảm cúm, Hạ sốt, sốt rét

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Tên nước ngoài: Boneset, thoroughwort (Anh); ayapana vrai, eupatoire (Pháp).

Cây thảo mọc thành bụi dày, thân cao 40 - 50cm. Thân tròn nhẵn và gân chính của lá màu đỏ tía. Lá mọc đối, hình mác, gốc và chóp thuôn, mép nguyên, có gân giũa to vói 2 cặp gân phụ, không lông.

Cụm hoa thưa hình ngù, ngọn thân và kẽ lá, gồm nhiều hoa đầu màu hường, có bao chung gần 2-3 hàng lá bắc hình chi, bên trong có 15-20 hoa.

Quả bế có 5 bướu, dài 2mm, có lông màu trắng dễ rụng.

Cây ra hoa tháng 2, tháng 3, có quả tháng 3, tháng 4.

Bộ phận dùng: Toàn thân chưa có hoa.

Phân bố, sinh thái: Cây có nguồn gốc Mỹ châu nhiệt đới, được nhập trồng và nay trở thành cây hoang dại ở Á châu nhiệt đới. Có người trồng ở Long Xuyên. Có thể trồng bằng cành hoặc bằng hạt.

Thu hái cây vào mùa hạ, đem phơi khô.

Tính chất và tác dụng: Lá có vị đắng, mùi thơm nhẹ do có tinh dầu. Có vị đắng là do có hai hoạt chất đắng không độc là ayapanin và ayapin. Cây có tác dụng cầm máu tại chỗ, làm ra mồ hôi, tiêu sưng, giảm dau. Với liều nhỏ, cây có tác dụng kích thích và bổ đắng. Với liều cao, có tác dụng nhuận tràng và xổ.

Công dụng: Nhân dân nhiều vùng nhiệt đới dùng cành lá nấu nước uống thay trà sau bửa ăn. Nó vừa có tính chất tiêu sưng, tiêu viêm, lại trị được cảm sốt, chấn thương, mụn nhọt. Nếu phối hợp với Dầu giun, có thể làm rurớc uống trục giun. Còn làm giảm dau bụng kinh. Nếu phối hợp với lá Mía dò sắc uống sẽ làm xồ nhau nhanh. Dịch lá tươi giã ra dùng bôi vết thương cầm máu và các vết loét. Còn dịch lá tươi, dùng uống trong còn bã dấp ngoài trị rắn cắn.

Thường dùng hàng ngày 10-15g sắc uống. Để cầm máu, dùng dịch lá dể uống hoặc giã lá tươi dắp vào vết thương.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Quần thể suy giảm, đề nghị không khai thác từ tự nhiên để tạo điều kiện phát triển mở rộng quần thể.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên tập từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.22.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
19
Hôm nay:
1818
Tuần này:
5514
Tháng này:
17866
Năm 2024:
61462

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17