Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Đậu đen

Tên khoa học: Vigna Unguiculata (L., ) Walp subsp, Cylindrica (L.) Verdc

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Chi: Vigna (tên khoa học là Vigna)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Cảm cúm, Hạ sốt, sốt rét

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo mọc hằng năm. Toàn thân không có lông. Lá kép gồm 3 lá chét mọc so le, có lá kèm nhỏ ; lá chét giữa to và dài hơn 2 lá bên. Hoa màu tím nhạt. Quả đậu dài, tròn, trong chứa 7 đến 10 hạt màu đen, ruột trong có thể trắng hay xanh tùy loại.

Bộ phận dùng: Hạt.

Phân bố, sinh thái: Cây của châu Phi, được trồng phổ biến ở châu Phi và châu Á. Ta thường trồng để lấy hạt nấu chè, thổi xôi hoặc dùng trong việc chế thuốc và làm thuốc. Vào tháng 5-6, hái quà, phơi khô, đập lấy hạt, bỏ vỏ rồi phơi lại.

Tính chất và tác dụng: Hạt đậu đen có các thành phần đã biết sau đây tính theo tỷ lệ phần trăm : Nước 14, protit 24, lipit 1,7 ; gluxit 53,5, các muối khoáng Ca, p, Fe, các Vitamin như tiền sinh tố A, B1, B2, PP và C. Hàm lượng các axit amin cần thiết trong đậu đen rất cao. Có lysin, metionin, tryptophan, phenylalanin, alanin, valin, leuxin, isoleuxin, arginin và histidin. Đậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng bo huyết, bổ can thận, giải phong nhiệt, giải độc.

Công dụng: Thường dùng trị phong nhiệt (phát sốt, sợ gió, nhức đầu hoặc trong ngực nóng khó chịu), làm thuốc bổ khí, can thận hư yếu, suy nhược, thiếu máu, lợi tiểu. Là thuốc giải dộc ban miêu, ba đậu. Dùng trong Đông y để chế thuốc như nấu với Hà thủ ô, làm giảm độc, lại có tác dụng bố thận thủy. Còn dùng chế Hàm đậu xi (Đậu xi muối) và Đạm đậu xị (Đậu xi nhạt). Liều dùng hàng ngày 20-40g, có thể hơn, dùng luộc ăn, nấu chè hay đồ. 

Chú ý: Người nhiệt dùng sống (không sao), ngưòi hàn hoặc sản hậu, thì tẩm rượu sao, hoặc uống vói nước gừng.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Là cây được người dân gây trồng trong vườn nhà để sử dụng.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên tập từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.238.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
5
Hôm nay:
394
Tuần này:
884
Tháng này:
9155
Năm 2024:
36059

Tin tức trong tháng:3
Tin tức trong năm 2024:8