Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Ngọc lan

Tên khoa học: Michelia Champaca L

Tên đồng nghĩa: Hoàng lan, Sứ vàng, Hoàng ngọc lan

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Magnoliales (tên khoa học là Magnoliales)

Họ: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliaceae)

Chi: Mộc Lan (tên khoa học là Magnolia)

Thuộc: Sách đỏ

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Cảm cúm, Hạ sốt, sốt rét

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây nhỡ, cành non có lông mềm. Lá có nhiều lông ở mặt dưới. Hoa màu vàng rất thơm. Bao hoa gồm nhiều bộ phận không phân hoá thành đài và tràng, dài, hơi nhọn, xếp theo một đường xoắn ốc. Nhị nhiều, có chỉ nhị ngắn và dẹp. Lá noãn nhiều, rời nhau, xếp theo một đường xoắn ốc trên đế hoa lồi. Quả gồm nhiều đại xếp sít nhau. Cây ra hoa tháng 7, có quả tháng 10.

Bộ phận dùng: Hoa, Rễ, quả, vỏ, hạt, lá

Phân bố, sinh thái: Cây của phân vùng Ấn Độ, Malaixia. Có phân bố ở vùng rừng bảy núi, số lượng không nhiều. Hoa dùng tươi, vỏ và rễ cây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Lá và hoa thường dùng tươi. Hạt lấy ở những quả chín.

Tính chất, tác dụng:  Hoa có mùi thơm mát dịu, nhưng khi hoa tàn úa thì mùi khó chịu, ngửi rất buồn nôn. Hoa tươi dùng cất tinh dầu, tinh dầu này có giá trị ngang giá trị tinh dầu hoa hồng. Nó chứa iso-eugenol, methy eugenol còn có các ancol (ancol benzylic, lunalol, geraniol và nếu cất bằng hơi nước, còn giữ được khá nhiều chất cineol. Hoa cũng được dùng ướp trà, ướp dầu dừa cho thơm để phụ nữ xức tóc. Vỏ cây có lớp vỏ ngoài dễ tróc, còn lớp vỏ trong màu nâu đỏ có sọc xanh chạy dài và những vết thẹo màu vàng lợt. Vỏ có vị hơi đắng và thơm, nó chứa một chất ancaloit rất ít độc. Vỏ có tính kích thích, bổ kích dục, hạ sốt, điều kinh. Rễ cũng có tác dụng điều kinh. Lá có tinh dầu, có tính giải độc. Hạt có dầu, vị cay và đắng.

Công dụng: Tinh dầu có mùi thơm nồng dùng làm hương liệu. Vỏ cây được dùng ở Ấn độ dùng làm thuốc giải nhiệt trị sốt rét rất hay, còn làm thuốc điều kinh và cũng có thể làm hư thai. Ơ đảo Môrixo, người ta dùng chữa sốt rét cách nhật.

Lá dùng nấu nước xúc miệng khi bị đau yết hầu.

Hạt và quả dùng chữa nứt nẻ ở chân, hạt cũng dùng làm thuốc trị giun. Ở Malaixia và Philippin, người ta dùng thịt quả trộn với các loại thuốc khác trị bệnh phong thấp đau nhức.

Cách dùng: Trị sốt rét cách nhật, dùng 30g vỏ hãm trong 100g nước sôi, hoặc dùng 30g vỏ cho vào 1200g nước sắc cho cạn còn độ 600g uống mỗi lần 1 ly lớn, khoảng 1 giờ trước và 1 giờ sau khi làm cữ.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại tỉnh An Giang: Phân bố trong thiên nhiên trên các đồi núi tại tỉnh An Giang. Khuyến khích gây trồng và bảo vệ cây cổ thụ.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, 1991, tr 405.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.502301
Kinh độ: 104.984445

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
19
Hôm nay:
653
Tuần này:
6249
Tháng này:
18601
Năm 2024:
62197

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17