Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Diễn trứng

Tên khoa học: Dendrocalamus parvigemmiferus sp.nov

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên đồng nghĩa:  Dendrocalamus latiflorus Munro, Bambusa latiflora (Munro) Kurz, Sinocalamus latiflorus (Munro) McClure

Đặc điểm hình thái:

Thân lớn, không gai, lá lớn, thân khí sinh có ngọn cong. Thân cây cao 12 – 15 m, đường kính đạt 7 – 8 cm, lóng dài 35 – 38 cm.

Thân cây thẳng, tròn đều từ gốc lên ngọn. Thân cây non có phủ một lớp phấn trắng, thân cây 1 – 2 tuổi có mầu xanh nhẵn bóng, thân cây 3 – 4 tuổi có mầu xanh vàng và già hơn nữa thì có nhiều đốm hoa và địa y. Đốt thân không nổi rõ. Phân cành cao từ nửa trên của thân, có một cành chính và 2 hay nhiều hơn cành nhỏ ở hai bên.

Bẹ mo hình chuông cao 23 cm, đáy rộng 28 cm, đỉnh hơi lõm, mặt trong nhẵn bóng. Lá mo hình ngọn giáo, cao 5 cm, rộng 3 cm, nằm ngang hoặc lật ngược. Tai mo ngắn nhỏ. Thìa lìa cao 2 mm, xẻ răng cưa.

Đặc điểm sinh học:

Diễn trứng là loài tre mọc cụm, thưa cây. Loài đã được GS. Xia và GS. Li nhất trí coi là loài mới. Phiến lá thuôn dài, đầu vút nhọn hình kim, gốc hình nêm có khi hơi lệch. Phiến lá trung bình dài 38 cm, rộng 4,5 cm. Nhiều lá có kích thước lớn, dài trên 50 cm và rộng trên 10 cm. Phiến lá non mầu xanh lá mạ, mặt dưới có lông mịn, lá già mầu xanh thẫm.

Phân bố địa lý:

Diễn trứng được trồng phổ biến ở vùng Trung tâm Bắc Bộ và một số vùng xung quanh, có nhiều nhất ở các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang và Yên Bái.

Giá trị:

Diễn trứng là loài tre to, thân cây làm vật liệu xây dựng và các vật dụng khác như sàn nhà, dát giường, mành tre, làm nguyên liệu giấy. Lá có kích thước lớn dùng để gói bánh và được thu mua xuất khẩu sang Nhật Bản, Đài Loan. Măng ăn được nhưng không ngon.

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Chưa có thông tin xác nhận là có phân bố tự nhiên trong tỉnh.

 

 

Bành Thanh Hùng
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
16
Hôm nay:
1810
Tuần này:
5506
Tháng này:
17858
Năm 2024:
61454

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17