Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Đỉnh trúc ngoạn mục

Tên khoa học: Cephlostachyum sp

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên đồng nghĩa:  Cephalostachyum langbianense A.Chev


Đặc điểm hình thái:

Thân cây thẳng với ngọn cong rủ xuống, cao 4 – 6 m, đường kính 1,5 – 2 cm, vách thân dày 0,6 – 0,7 cm. Thân có màu xanh nhạt, khi già chuyển sang hơi vàng. Lóng dài 21 – 25 cm. Cành phát triển ở các đốt phía trên của thân. Mỗi đốt có một cành to và nhiều cành nhỏ.

Mo thân mặt ngoài có lông thưa, sớm rụng. Bẹ mo đáy dưới rộng 12 – 15 cm, cao 17 – 19 cm, đáy trên rộng 0,6 – 0,7 cm. Phiến mo rộng 0,3 – 0,4 cm, cao 2 – 2,1 cm. Lưỡi mo 0,2 – 0,3 cm, có lông thưa ngắn, sớm rụng.

Đặc điểm sinh học:

Phiến lá hình thuôn hẹp, dài 13 – 14 cm, rộng 0,6 – 0,8 cm. Gân lá 4 – 5 đôi. Cuống lá dài 0,1 – 0,2 cm.

 Mùa khô, cây rụng hết lá. Cây chịu được điều kiện khô hạn của vùng núi đá.

Phân bố địa lý:

Loài được thấy ở chân đèo Ngoạn Mục nên chúng tôi lấy tên đèo để đặt cho loài.

GS. Phạm Hoàng Hộ (1999) đặt tên cho loài là Đỉnh trúc Langbian (Cephalostachyum langbianense A.Chev.) và ghép loài vào chi Cơm lam (Cephalostachyum). Chúng tôi giữ nguyên tên chi mà không lấy tên loài của GS. P.H.Hộ vì sợ các nhà nghiên cứu khác dễ bị nhầm lẫn về địa danh.

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Chưa có thông tin xác nhận là có phân bố tự nhiên trong tỉnh.

 

Bành Thanh Hùng
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
19
Hôm nay:
857
Tuần này:
4553
Tháng này:
16905
Năm 2024:
60501

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17