Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Mạy Cần

Tên khoa học: Thyrsostachys oliveri Gamble

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Đặc điểm hình thái:

Mạy cần là loài tre mọc cụm.

Thân cây được dùng làm vật liệu xây dựng, nhất là cho việc làm nhà ở vùng nông thôn (làm đòn tay) và dụng cụ gia dụng như cán cuốc xẻng, cán chổi.

Mạy cần là loài tre có thân ngầm dạng củ (sympodial), tạo thành bụi rậm rạp. Thân thẳng, cao tới 12-15 m, đường kính thân khoảng 4,5-5 cm; vách thân tương đối dày, tới 2 cm, phần dưới gần như đặc; lóng dài 20-25 cm.

Mo thân mỏng, có màu rơm. Thường mo bong và tách khỏi thân cây nhưng cũng đôi khi mo chết ngay trên thân (giống như Tầm vông).

Đặc điểm sinh học:

Mọc rải rác ven đường đi, sườn đồi vùng núi từ Ninh Hoá (Quảng Bình) trên độ cao 222 m, Hà Tĩnh, Nghệ An tới Quan Sơn (Thanh Hoá) trên độ cao 380 m và được trồng ở Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình). Cây dễ nhận biết vì có lá nhỏ hơn lá luồng, lá rủ xuống, màu xanh thẫm. Măng có màu cam.

Phân bố địa lý:

Có phân bố tự nhiên ở vùng bắc Myanma, bắc Thái Lan và miền bắc Việt Nam, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình). Thường gặp trong rừng ẩm vùng đồi ở Myanma và rừng hỗn giao hoặc rừng tếch ở Thái Lan, đôi khi được trồng rải rác trong các làng bản ở Việt Nam. Là một trong hai loài của chi Tầm vông (Thyrsostachys) ở Việt Nam bao gồm Tầm vông và Mạy cần.

Giá trị:

Cây được trồng để lấy thân, dùng trong xây dựng, đan lát. Hạt ăn được. Măng làm thực phẩm.

 

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Chưa có thông tin xác nhận là có phân bố tự nhiên trong tỉnh. Cung cấp thêm thông tin.

 

 


Th. Sỹ. Bành Lê Quốc An
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
19
Hôm nay:
1797
Tuần này:
5493
Tháng này:
17845
Năm 2024:
61441

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17