Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Lùng thanh hoá

Tên khoa học: Bambusa (Lingnania) longissima sp.nov

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Đặc điểm hình thái:

Thân cây trung bình, tròn đều, lóng thường rất dài, 60 – 80 cm, đôi khi trên 100 cm. Vòng mo nhô cao, mỗi đốt mang nhiều cành chính.

Mo thân dễ rụng, đầu bọ mo rất rộng, bằng hay hơi nhô lên. Lá mo thường cụp về phía sau.

Đặc tính sinh thái:

Lá hình ngọn giáo, đầu nhọn, gốc lá hơi nhọn. Phiến lá dài 18 – 20 cm, rộng 2,9 – 3 cm. Cuống dài 0,1 cm. Bẹ lá có lông bạc ở nửa phía trên. Tai lá có 9 – 10 cặp lông nhô ra ngoài, tai lá màu bạc, dài 0,1 cm. Lông ở tai lá dài 1,2 cm. Cọng lá màu tím, gân lá 8 – 9 đôi.

Phân bố địa lý:

Lùng là loài tre mọc cụm có nhiều trong rừng tự nhiên và cũng được trồng ở Bắc Trung Bộ và Trung Tâm Bắc Bộ, tập trung nhiều ở Thanh Hoá, Nghệ An nên để phân biệt với Dùng phấn (Bambusa (Lingnania) chungiiMcClure) và Dùng Cầu Hai (Bambusa (Lingnania) sp.nov.), loài được gọi là Lùng Thanh Hoá. Đây là loài đã được GS. Xia và GS. Li coi là loài mới (sp.nov.)

Giá trị:

Lùng là loài tre có kích thước trung bình và lóng dài nên được dùng để đan phên cót, làm mành. Có thể dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ván ép, làm sợi, làm giấy. Măng được lấy ăn tươi nhưng không được ngon.

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Không phân bố ở An Giang. Giới thiêu thêm thông tin để tham khảo.

 

 

Bành Thanh Hùng
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
16
Hôm nay:
1074
Tuần này:
4770
Tháng này:
17122
Năm 2024:
60718

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17