Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Hoài Sơn

Tên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burkill

Tên đồng nghĩa: Củ mài

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Dioscoreales (tên khoa học là Dioscoreales)

Họ: Củ mài (tên khoa học là Dioscoreaceae 2)

Chi: Dioscorea (tên khoa học là Dioscorea)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Lỵ, Tiêu hóa, Tiêu chảy, đau bụng

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây dây leo, thân nhẵn. Rễ củ đơn độc hoặc đôi một, to và hơi dẹt, tròn đầu, mọc ăn sâu trong đất, thịt trắng. Thân thường mang những củ nhỏ ở nách lá. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, không lông. Có bông đực và bông cái. Hoa nhỏ màu vàng. Hoa đực có 6 nhị. Quả nang có 3 cánh rộng 2cm. Hạt có cánh mào.

Mùa hoa quả: Tháng 5-10.

Phân bố, sinh thái: Loài có quan hệ với thực vật Trung Quốc, mọc hoang ở vùng núi và được trồng để lấy củ. Có thể trồng bằng gốc rễ hoặc dái mài về mùa xuân. Trồng 1 năm thì thu hoạch. Ưa ẩm, không chịu úng, khả năng chịu hạn kém. Phân bố tự nhiên trên các dạng đất rừng còn tương đối tốt, hàm lượng mùn và đạm khá, đất thịt, tầng đất dày, không hoặc rất ít đá lẫn, không bị úng nước. Giai đoạn nhỏ cây có khả năng chịu bóng, có thể tái sinh tự nhiên dưới tán rừng có độ tàn che 0,3-0,5. Khi cây lớn nhu cầu ánh sáng tăng dần, do vậy cây phải leo lên tầng trên của tán rừng để có đầy đủ ánh sáng. Có Phân bố trên vùng đồi núi, rừng tràm Trà Sư của tỉnh An Giang.

Bộ phận dùng: Rễ củ.

Tính chất và tác dụng : Trong củ có tinh bột, chất nhầy. Củ mài có vi ngọt, tính mát, có tác dụng bô tỳ vị, ích phế, bô thận, chỉ tả ly.

Công dụng: Bổ, hạ nhiệt; chữa ăn kém tiêu, gầy yếu, viêm ruột mãn tính, ỉa chảy và lỵ mãn tính, di tinh, khí hư, tiểu đường, đi tiểu nhiều lần, hoa mắt, chóng mặt, hư lao. Có thể đắp ngoài trị mụn nhọt. Củ mài thường dùng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương và dùng chữa 1. Ngưòi cơ thể suy nhược ; 2. Bệnh đường ruột, ỉa chảy, lỵ lâu ngày ; 3. Bệnh tiêu khát ; 4. Di tinh, mộng tinh và hoạt tinh ; 5. Viêm tử cung (bạch đới) ; 6. Thận suy, mỏi lưng, đi tiểu luôn, chóng mặt hoa mắt; 7. Ra mồ hôi trộm.

Ngày dùng 12-24g hay hơn sắc uống hoặc tán bột uống. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Quần thể trong thiên nhiên nhỏ và hiếm gặp, đang từng bước tái sinh tự nhiên tài một số nơi trên núi, nhất là những khu hoang vắng. Khuyến khích gây trồng và cấm khai thác trong thiên nhiên.

(Tham khảo từ nguồn tiếp thị Nông nghiệp: Củ mài chứa tinh bột 63,25%, protid 6,75% và glucid 0,45%. Còn có mucin là một protein nhớt, và một số chất khác như allantoin, cholin, arginin, men maltose, saponin có nhân sterol.)

Thsy. Bành Lê Quốc An.

Sưu tầm và biên tập từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.165;

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.494395
Kinh độ: 104.932308
Bản đồ nhận dạng 2
Vĩ độ: 10.581605
Kinh độ: 105.056033

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
21
Hôm nay:
737
Tuần này:
6333
Tháng này:
18685
Năm 2024:
62281

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17