Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: HOÀNG ĐẰNG

Tên khoa học: Fibraurea recisa Pierre

Tên đồng nghĩa: Hoàng đằng, Hoàng liên nam, Dây vàng giang.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Họ: Tiết dê (tên khoa học là Menispermaceae)

Chi: Fibraurea (tên khoa học là Fibraurea)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Tai, mắt, mũi, răng, họng

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây dây leo, rễ và thân già có màu vàng mơ. Lá mọc so le, đầu nhọn, có 3 gân chính nổi rõ. Cuống lá dài phình ra ở hai đầu. Hoa đơn tính, khác gốc, màu vàng lục nhạt, mọc thành chùm ở kẽ các lá đã rụng. Quả hình trái xoan, khi chín màu vàng, có một hạt.

Mùa hoa quả: Tháng 5-8.

Phân bố, Sinh thái: cây mọc hoang ở miền núi.
- Ưa khí hậu mát, đất tơi xốp và thoát nước tốt.
- Thường gặp ở rừng thứ sinh nghèo kiệt, trảng cỏ cây bụi có cây gỗ rải rác. Thường mọc thành bụi trườn xen lẫn với nhiều cây bụi khác ở ven rừng.
Hoạt chất trong Hoàng đằng là ancaloit mà chất chính là panmatin, có tác dụng ức chế đối với các vi khuẩn đường ruột. Hoàng đằng có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. 

Bộ phận dùng: Rễ và thân già.

Công dụng: Chữa đau mắt, sốt rét, lỵ, ỉa chảy, bệnh về gan, mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm ruột, viêm dạ dày, viêm bàng quang, sốt nóng.

Thường dùng chữa các loại sưng viêm, chữa đau mắt, sốt rét, lỵ, viêm ruột ỉa chảy, viêm tai, lở ngứa ngoài da và cũng dùng làm thuốc bổ đắng.

Ngày dùng 6-12g sắc uống và nấu nước rửa ngoài.

Đơn thuốc: Chữa viêm đường tiết niệu, viêm gan virut, viêm âm đạo, bạch đới, viêm tai trong và hội chứng lỵ :

Hoàng đằng, Mộc thông, Huyết dụ, mỗi vị 10-12g sắc uống.

- Viêm tai có mủ : Bột hoàng đằng 20g trộn với phèn chua 10g, thổi dần vào tai.

- Mắt dau sưng dò hoặc có màng : Hoàng đằng 4g, phèn chua chút ít, tán nhỏ, chưng cách thủy, gạn lấy mrớc trong mà rỏ mắt (Nam dược thần hiệu). Hoặc dùng bột panmatin clohydrat pha chế thành thuốc nước để rỏ mắt. Có khi người ta phối họp với Hoàng đằng với Hoàng liên nấu thành thuốc chữa đau mắt.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại tỉnh An Giang: Khuyến khích gây trồng. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn các tổ Đông Y gây trồng vừa để sử dụng vừa để bảo tồn nguồn gen cây thuốc vùng bảy núi.

Bành Thanh Hùng.

Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.282; 

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
17
Hôm nay:
1158
Tuần này:
4854
Tháng này:
17206
Năm 2024:
60802

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17