Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: GẤC

Tên khoa học: Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.

Tên đồng nghĩa: Mộc miết, Má khấu.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Bầu bí (tên khoa học là Cucurbitales)

Họ: Bí (tên khoa học là Cucurbitaceae)

Chi: Momordica (tên khoa học là Momordica)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Ít nguy cấp (LG)

Phân hệ: Phụ thuộc bảo tồn (cd)

Công dụng: Trị bệnh phụ nữ

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây dây leo, có tua cuốn. Lá mọc so le, cuống có tuyến. Lá cây có màu xanh lục, xẻ 3-5 thùy chân vịt.

Hoa màu vàng, đơn tính cùng gốc.

Quả hình bầu dục, có gai, khi chín chuyển sang màu đỏ và gai trở nên mềm.

Hạt dẹt, vỏ cứng, mép có gai.

Mùa hoa quả: Tháng 6-12.

Phân bố và sinh thái: Cây của vùng Ân Độ Mã Lai, thường được trồng nhiều dể lấy quả dồ xôi. Cây ưa đất tơi xốp, cao ráo, nhiều mùn, ẩm mát. trồng nhiều trong dân.

- Cây ưa ẩm khi mới ra mầm.

- Cây sống nhiều năm, lụi vào mùa đông và phát triển tốt trong mùa hè.

- Tái sinh bằng hạt và chồi.

Bộ phận dùng: Màng hạt, nhân hạt và rễ. Quả chín thu hoạch vào tháng 8-2. Lấy hạt còn màng màu đỏ, phơi hoặc sấy nhẹ đến se màng. Tách riêng màng để chiết dầu. Rễ và nhân hạt phơi hoặc sấy khô. Màng hạt chứa một chất dầu màu đỏ, mà thành phần chủ yếu là beta-caroten và lycopen, là những tiền sinh tố A, khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Lượng beta-caroten của gấc cao gáp đôi của cà rốt. Nhân hạt gấc có khoảng 55% chất béo, 16,5% chất đạm, 6% nước, 1,8% tanin. Từ nhân hạt gấc, có thề ép lấy được dầu. Dầu này màu vàng nhạt, rất mau khô. Rễ gấc có vị hơi đắng, mùi hôi, tính lạnh, có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng.

Công dụng: 

- Hạt gấc có thể đắp ngoài để chữa mụn nhọt, trĩ,... Hạt gấc không uống được vì trong hạt có chất độc. Nhân dân cũng thường dùng hạt gấc để chữa trị các bệnh sưng vú, quai bị, sưng chân răng, sốt rét, bướu, hạch,...

- Màng đỏ trong quả gấc chứa nhiều Vitamin A, thường dùng ép dầu để chữa suy dinh dưỡng do thiếu Vitamin A ở trẻ em; chữa những vết bỏng, vết thương. 
- Rễ gấc dùng chữa tê thấp, sưng thận, đau người.

- Dầu gấc dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thề (cho trẻ em và phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú), chữa bệnh khô mắt, dừng bôi lên các vết thương, vết loét, vết bỏng và các ổ loét giãn tĩnh mạch, đỡ đưọc mùi hôi, chóng lên da non và liền sẹo. Còn dùng chữa các bệnh viêm hậu môn và trực tràng có loét, cao huyết áp, rối loạn thần kinh.

- Nhân hạt gấc thường được dùng trị mụn nhọt sưng tấy, tràng nhạc, lỏ loét, sưng vú, tắc tia sữa, chấn thương ứ huyết.

- Rễ gấc thường được dùng để chữa tê thấp, đau nhức gân xương, sưng chân tay, ngủ hay giật tay chân và đau lưng.

Cách dùng: Dầu gấc dùng uống mỗi ngày 10-20 giọt, chia làm 2 lần. Có thế phối họp với bột than hạt dành dành làm thuốc chữa các loại bỏng (cố thể chế thành mỡ dầu gấc). Hạt dùng mài với nước, với giấm hoặc giã nốt trộn với rượu hoặc giấm để bôi. Rễ gấc sao vàng tán nhỏ sắc hoặc ngâm nrợu uống, ngày dùng 6-12g, dùng riêng hoặc phối hợp với dây đau xương, rễ bưởi bung, củ cốt khí, dây chìa vôi tía mỗi vị 20g, thái nhỏ, sao vàng, sắc nước uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang chia uống 3 lần. Hoặc dùng Rễ gốc 12-20g, phối họp với dây đau xmrng, rễ bưởi bung, rễ ngưu tất, mỗi vị 12g, cùng sắc uống.

Tình trạngkhai thác và bảo vệ tại An Giang: Có trồng phân tán trong dân để sử dụng. Gần đây có vài hộ trồng tập trung với diện tích 0,5 - 1,0 ha..

Thsy. Bành Lê Quốc An.

Sưu tầm và biên tập từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr. 262;

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3
Ảnh nhận dạng 4

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.481793
Kinh độ: 104.969028

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
15
Hôm nay:
1424
Tuần này:
5120
Tháng này:
17472
Năm 2024:
61068

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17