Khu Bảo tồn rừng tràm Trà Sư

Tịnh Biên là một trong bốn huyện, thị của tỉnh An Giang, vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, với không ít những danh lam thắng cảnh chinh phục lòng người từ khắp nơi đến tận hưởng vẽ đẹp kỳ thú của thiên nhiên. Bức tranh sơn thủy hữu tình. Khu rừng Tràm Sư là một trong những kỳ thú đó, nằm giữa đất trời mênh mong, vắng lặng, bốn bề là nước. 


Tóm tắt Khu Bảo tồn rừng tràm Trà Sư
1. Vị trí, ranh giới:
             Vị trí: Từ 10033’ đến 10036; độ vĩ Bắc; từ 105002’ đến 105004’ độ kinh Đông
Cách biên giới Việt nam – Campuchia khoảng 10 km về phía Tây Bắc, và cách sông Mêkông khoảng 15 km về phía Đông bắc. thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
Phía Bắc giáp đất làm nông nghiệp (ruộng lúa); Phía Nam giáp xã Vĩnh Trung; Phía Tây giáp kênh Trà Sư - huyện Tịnh Biên; Phía Đông giáp xã Ô Long Vĩ – huyện Châu Phú.
2. Diện tích:
Diện tích: 844,14 ha (tính tròn là 845 ha), chia ra:
Có rừng: 735,81 ha (tính tròn 736).
Diện tích đất kênh, đê, thủy lợi: 75,46 ha
Diện tích đất không trồng rừng để khu rừng mang tính hoang dã: 32,87 ha (đất lung, đìa, đất cỏ):
Diện tích rừng tràm Trà Sư với hệ thống kênh đê khép kín bao bọc và phân chia khu rừng.
Kênh bao ngạn (cấp I): Dài 14 km (tính tròn), chiều rộng từ 12-18 m.
Kênh khoảnh (cấp II): Dài 06 km (tính tròn), chiều rộng từ 4 -6 m.
Kênh phân khoảnh (cấp III): Dài 06 km (tính tròn), chiều rộng từ 3 -4 m.
Khu rừng được chia thành 2 tiểu khu: tiểu khu 6 và tiểu khu 7a; 06 khoảnh, diện tích từ 105 ha-146 ha.
 3. Mục tiêu:
            Ngày 27/5/2005 rừng tràm Trà sư được công nhận là khu rừng đặc dụng- bảo vệ cảnh quan nằm trong hệ thống rừng đặc dụng quốc giá theo quyết định số 1530/QĐ-UBND của UBND tỉnh An Giang.
Rừng đặc dụng nếu căn cứ tính chất, mục đích quản lý, sử dụng, rừng đặc dụng được chia ra các loại như sau: Vườn Quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
            Khái niệm: Khu bảo vệ cảnh quan là khu vực có rừng và sinh cảnh tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, được hình thành do có sự tác động qua lại giữa con người và tự nhiên, làm cho khu rừng và sinh cảnh ngày càng có giá trị cao về thẩm mỹ, sinh thái, văn hoá, lịch sử.
Mục đích: Khu bảo vệ cảnh quan được xác lập nhằm bảo vệ, duy trì và phát triển mối quan hệ truyền thống giữa thiên nhiên với con người nhằm phục vụ cho các hoạt động về tín ngưỡng, vui chơi, giải trí, tham quan, học tập và du lịch sinh thái. 
Căn cứ: Khu bảo vệ cảnh quan được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số về:  lịch sử, văn hoá truyền thống, sinh cảnh; về diện tích tự nhiên của khu bảo vệ cảnh quan và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của khu cảnh quan.
Mục tiêu của dự án:
            Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái của rừng nhằm góp phần đầu tư bảo vệ và phát triển rừng bền vững, là sinh cảnh tự nhiên tiêu biểu và độc đáo của hệ sinh thái đất ngập nước ở vùng đồng bằng ngập nước ven sông Cửu Long.
Đầu tư phát triển du lịch sinh thái mùa nước nổi rừng Trà sư, tạo thêm khu du lịch đặc thù nối kết các khu du lịch khác trong tuyến du lịch liên hoàn của tỉnh, nhằm thu hút khách du lịch, tạo môi trường kinh doanh cho nhà đầu tư góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Xây dựng chương trình phát triển du lịch sinh thái nhằm phát huy những giá trị của hệ sinh thái đất ngập nước, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân, tạo thêm ngành nghề, giải quyết lao động, việc làm và thu nhập cho dân cư địa phương góp phần xây dựng và phát triển khu du lịch càng thêm bền vững.
Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào việc quản lý, sử dụng và phát triển tài nguyên thực vật và động vật rừng. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của cộng đồng đối với việc bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan bền vững.
2. Phân khu chức năng:
2.1 Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (diện tích 441 ha), gồm các lô: (để giới thiệu trên bản đồ)
2.2 Phân khu phục hồi sinh thái (diện tích 245 ha):  trong đó mức độ ảnh hưởng tối đa là 15%.
2.3 Phân khu hành chính (diện tích 159 ha): trong đó diện tích được xây cất các công trình là 15 %.
3. Tài nguyên tài nguyên:
3.1 Tài nguyên thực vật: Với 140 loài thực vật đã được xác định và thể hiện theo 5 dạng sống khác nhau. Trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ và 13 loài thủy sinh.
3.2 Tài nguyên động vật: Có 11 loài thú trong 6 họ và 4 bộ. Khu hệ chim cũng ghi nhận có 70 loài chim thuộc 13 bộ và 3 họ. Trong đó có 2 loài chim quý hiếm là Cò lạo Ấn Độ (Giang sen) và Cổ Rắn (Điêng Điểng); 20 loài bò sát và 5 loài ếch nhái. Trong rừng còn có cả những loài chim không phụ thuộc nhiều vào đất ngập nước như: Chim Ngói và Sáo đá đuôi hung.
3.3 Tài nguyên thuỷ sản: có 23 loài cá được ghi nhận trong đó 2 loài cá có gia trị khoa học và có nguy cơ bị đe dọa diệt chủng là cá Còm và cá Trê trắng.
          Vào mùa nước nổi hàng năm khoảng tháng 9 - 10, đỉnh lũ lên cao thì toàn bộ khu rừng ngập sâu trong nước từ 2 – 3 mét. Đây chính là khu Bảo tồn dưới dạng quần xả, duy nhất thuộc đất ngập nước do Chi cục Kiểm lâm trực tiếp quản lý bảo vệ và xây dựng trong nhiều năm.

Bành Thanh Hùng

Chi cục Kiểm lâm An Giang

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
15
Hôm nay:
961
Tuần này:
3201
Tháng này:
15553
Năm 2024:
59149

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17