Quản lý, Bảo vệ rừng » Nhận dạng động vật

Vooc Bạc

Ngành   Chordata

Lớp     Mammalia

Bộ       Primate

Họ       Cercopithecidae

Chi      Trachypithecus

Nhóm loài      T. cristatus

Loài    Trachypithecus germaini

Phân loài Trachypithecus germaini caudalis

Danh pháp khoa học: Trachypithecus germaini caudalis, Dao, 1977

Đặc điểm nhận dạng. Voọc bạc Đông Dương hay còn gọi là voọc bạc Trường Sơn hay còn gọi đơn giản là voọc bạc hay voọc mào  trước đây được phân loại là Trachypithecus cristatus, là một phân loài của loài voọc bạc phân bố ở vùng Đông Nam Á, trong đó có ghi nhận phân bố tại Việt Nam, chúng có mặt từ vùng Đông Bắc Việt Nam cho đến vùng rừng Trường Sơn và một số khu vực ở Nam Bộ, phân loài này đầu tiên được ghi nhận ban đầu qua việc nghiên cứu các cá thể tại vườn thú Hà Nội.

Hiện trạng của voọc bạc ở Việt Nam chưa xác định được. Chúng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Chúng được xác định là đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức sẽ nguy cấp (VU). Số lượng loài này được cho là đã suy giảm hơn 50% trong vòng 36 năm qua (ba thế hệ, mỗi một thế hệ kéo dài 12 năm) dưới tác động của việc săn bắt và mất nơi cư trú.

Vooc Bạc có giá trị khoa học cao, là đối tượng nghiên cứu khoa học, nuôi làm vật thí nghiệm nghiên cứu Vaccine phục vụ đời sống con người.

Đặc điểm sinh thái (nguồn quan sát, ghi chép. Bành Thanh Hùng, nguyên Truỏng phòng BVR và BTTN Chi cục Kiểm lâm An Giang). Chưa có tài liệu. Tại vùng đồi núi tỉnh An Giang thì Voọc Bạc sống theo từng bầy từ 5-7 con. Ban ngày rất ít xuất hiện, chủ yếu nghĩ trong các lùm cây rậm, mát, có vách đá đứng, ít người lui tới. Thỉnh thoảng đến vị trí tin cậy để nhận thức ăn do con người cho.

Thức ăn chủ yếu là lá cây, chồi non và các quả trái cây. Do thiếu thức ăn, nên chúng ăn cả mì gói do con người cho. Chỉ xuất hiện ở vùng núi Cô tô. Chưa tìm thấy loài này ở các núi khác.

Phân bố. Trong thiên nhiên hoang dã vùng núi Cô Tô thuộc huyện Tri Tôn tỉnh An Giang, có loài này sinh sống và phát triển theo bầy đàn. Rất ít khi xuất hiện khi có người.

Tình trạng bảo tồn tại An Giang. Đây là loài có thể nói là mới hồi phục quần thể trong vài năm gần đây. Trước gặp thường tại ngôi chùa trên núi Cô Tô. Vì vậy, đề nghị hãy chung tay bảo vệ loài thú quí hiếm này. Cấm săn bắt và nuôi nhốt.

Ths. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Bành Thanh Hùng

 

Tin khác

  1. Vooc đầu trắng (22-11-2020)
  2. Sóc bay nhỏ (22-11-2020)
  3. Sóc đen (22-11-2020)
  4. Sóc đỏ (19-11-2020)
  5. Sóc chuột Hải nam (19-11-2020)
  6. Sóc bụng đỏ (19-11-2020)
  7. Sóc đất (19-11-2020)
  8. Sóc bay trâu (12-11-2020)
  9. Sóc bay sao (12-11-2020)
  10. Sóc bay lông tai (12-11-2020)

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
13
Hôm nay:
227
Tuần này:
662
Tháng này:
13014
Năm 2024:
56610

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17