Quản lý, Bảo vệ rừng » Nhận dạng động vật

Sóc đen

Tên Việt Nam:          Sóc đen

Ngành     Chordata

Lớp    Mammalia

Bộ:      Gặm nhấm Rodentia

Họ:      Sóc cây Sciuridae

Chi:     Ratufa

Loài:   R. bicolor

Tên Khoa học:      Ratufa bicolor

Đặc điểm nhận dạng. Gốc mũi, đầu, cổ, lưng đến gốc đuôi màu đen hoặc đen – xám. Phần ngoài chi sau, mu bàn chân, hai bên thân đồng mầu với lưng. Mặt bụng: từ nách chi trước, bụng đến hậu môn, phần trong của chi sau màu vàng nhạt hay vàng đất thó. Mặt ngoài vành tai có túm lông màu đen, mặt trong tai trần. Phần trên mắt màu đen, phần dưới mắt đến má màu vàng sáng, hai bên lỗ mũi và môi màu trắng nhạt. Đuôi dài hơn thân, có lông xù, từ gốc đuôi lông màu đen, ở mút đuôi có túm lông dài, cứng và màu đen.

Việt Nam có 3 phân loài: Sóc đen côn đảo – Ratufa bicolor condorensis Kloss, 1922; Sóc đen thẫm – Ratufa bicolor gigantea Thomas, 1923; Sóc đen nâu – Ratufa bicolor smithi Robinson et Kloss, 1923. Màu sắc của 3 phân loài Sóc đen khác nhau như sau: Sóc đen côn đảo: màu vàng lan tới cánh tay, có vết đỏ hoe sau gáy; Sóc đen thẫm: không có những đặc điểm như Sóc đen côn đảo, lưng hoàn toàn đen thẫm; Sóc nâu đen: Lưng màu vàng – đen da bò.Đặc điểm: Cỡ nhỏ. Bộ lông màu nâu đen (hoặc đen), mút lông không vàng nhạt nên bộ lông không hoa râm. Bụng sẫm vàng lan tới cánh tay.

Sống trên cây, thích trên cây gỗ cao trong các khu rừng sâu trên núi đất có nhiều cây quả, núi đá, rừng già, rừng thứ sinh, rừng tre, nứa có cây gỗ cao hoặc dọc bờ sông, suối. Sóc đen hoạt động vào ban ngày và chủ yếu trên cây.

Sóc đen ăn thực vật: quả, chồi, hạt, lá cây (dẻ, sấu, trám trắng, trám đen, bứa, sung, vả, si, đa, ngô, vải, nhãn, chuối...). Thức ăn động vật có một số loài côn trùng, kiến, mối, đôi khi cả trứng chim..

Khi kiếm ăn sóc thường phát ra tiếng kêu “túc...túc...” nên rất dễ phát hiện và bị săn bắn nhiều. Sóc sống đơn độc, ghép đôi trong thời kỳ động dục.

Sóc làm tổ trên cành cây cao bằng cành cây nhỏ và lót lá khô mềm. Sóc đen đẻ mỗi năm 2 lần: xuân - hè (tháng 3 - 4) và thu - đông (tháng 10 - 11). Mỗi lứa đẻ 2 đến 3 con, chủ yếu 2 con.

Phân bố. Hầu hết các VQG và KBT

Tình trạng bảo tồn tại An Giang. Chưa thấy xuất hiện loài này. .

Ths. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn.

Tin khác

  1. Vooc Bạc (22-11-2020)
  2. Vooc đầu trắng (22-11-2020)
  3. Sóc bay nhỏ (22-11-2020)
  4. Sóc đỏ (19-11-2020)
  5. Sóc chuột Hải nam (19-11-2020)
  6. Sóc bụng đỏ (19-11-2020)
  7. Sóc đất (19-11-2020)
  8. Sóc bay trâu (12-11-2020)
  9. Sóc bay sao (12-11-2020)
  10. Sóc bay lông tai (12-11-2020)

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
11
Hôm nay:
237
Tuần này:
1291
Tháng này:
13643
Năm 2024:
57239

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17