Quản lý, Bảo vệ rừng » Nhận dạng động vật

Sóc bụng đỏ

Ngành    Chordata

Lớp   Mammalia

Bộ   Rodentia

Họ  Sciuridae

Chi  Callosciurus Gray, 1867

Loài   C. erythraeus

Danh pháp hai phần Callosciurus erythraeus (Pallas, 1779)

Đặc điểm nhận dạng. Sóc bụng đỏ nặng 0,2 - 0,3 kg, dài thân 200 - 260mm, dài đuôi 200mm.

Thân hình trụ dài, kích thước cơ thể trung bình, các cá thể trong 2 phân loài thuộc loài này ở Việt Nam có màu sắc bộ lông khá khác nhau.

Phần lưng màu phớt xanh ô liu và bụng thường có màu phớt đỏ

Phân bố: KBT Vượn cao vít - Trùng khánh - Cao Bằng. Trong thiên nhiên vùng đồi núi tỉnh An Giang có loài này.

Loài sóc này sinh đẻ quanh năm, và có thể giao phối ngay khi vừa chấm dứt cho bú lứa con trước.

Thời kỳ mang thai kéo dài 47-49 ngày, mỗi lứa đẻ tới bốn con, nhưng thông thường là 2. Sóc non rời ổ khi 40-50 ngày tuổi và thuần thục sinh dục khi đạt 1 năm tuổi.

Chúng sống tới 17 năm trong điều kiện nuôi nhốt.

Tình trạng bảo tồn tại An Giang. Trước đây có một ít hộ nuôi làm thú cưng. Nhưng ngày nay không còn. Cấm săn bắt và nuôi nhốt.

Ths. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn.

Tin khác

  1. Sóc đỏ (19-11-2020)
  2. Sóc chuột Hải nam (19-11-2020)
  3. Sóc đất (19-11-2020)
  4. Sóc bay trâu (12-11-2020)
  5. Sóc bay sao (12-11-2020)
  6. Sóc bay lông tai (12-11-2020)
  7. Sóc bay lớn (10-11-2020)
  8. Sóc bay đen trắng (10-11-2020)
  9. Nhím (10-11-2020)
  10. Mèo cá (10-11-2020)

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
15
Hôm nay:
528
Tuần này:
4450
Tháng này:
11058
Năm 2024:
54654

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17