Hành trình tìm kiếm loài thảo dược mới với Đoàn thầy cô Đại học Tây Đô (Phần 1)

Sau khi vô tình được nghe nói đến một loài thảo dược lạ, mọc tự nhiên, lại có khả năng sống trên đá, bám trụ vào đá, có trên núi Cấm huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Thế là Đoàn đại học Tây Đô gồm có các thầy cô như sau ông Nguyễn Hữu Phúc và cô Trì Kim Ngọc chuyên gia dược liệu, cô Dương Thị Bích là chuyên gia về vi sinh và Trưởng đoàn cô Nguyễn Xuân Linh đã xách ba lô lên đường tìm kiếm. Tuy nhiên, núi Cấm nằm trên địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 150 km  Núi có độ cao 705 m, chiếm chu vi 28.600 m,  núi Cấm cũng là ngọn núi cao nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long, nếu không có sự dẫn đường, sẽ vô vọng tìm kiếm loài thảo dược này. Thế là, với sự phối hợp cùng Đoàn thầy cô của Đại học Tây Đô, có ông Bành Lê Quốc An – Chi cục Kiểm lâm dẫn đường. Sau một ngày tìm kiếm, đã trèo lên trèo xuống không biết bao nhiêu lân qua các ngọn ngách trong rừng trên đỉnh núi Cấm. Có khi các cô đi hết nổi do lần đầu lội núi và do cái nóng của mùa khô nhưng vì lòng đam mê về thảo dược muốn đến được nơi chứa báo vật (thảo dược) mà các thầy cô tìm kiếm

 

Hình: Đoàn tìm kiếm thảo dược tại núi Cấm huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang

Loài thảo dược này mọc theo tuyến đường đi ở độ cao 400m và có một số mọc trên đá rất kỳ diệu do thiên nhiên tạo ra. Có lẽ trong tương lai, loài này sẽ được trồng trên các vách đá để tạo cảnh quan thiên nhiên đặc trưng cho núi Cấm.

Hình: Loài thảo dược mọc trên đá núi Cấm huyện Tịnh Biên

Sau cùng, đến 1h chiều, Sau cùng Đoàn cũng đã đến được nơi sinh sống của loài thảo dược này. Tuy mệt mỏi nhưng vui, ai nấy cũng đều lấy điện thoại ra chụp như thể gặp được Idol, coi như chuyến đi không uống phí.

Hình: Idol thảo dược mới

Tuy nhiên, chỉ có 1 cây duy nhất. Cũng may, chuyến đi này coi như đã có thu hoạch về loài thảo dược này, để các thầy cô có nguyên vật liệu sử dụng nghiên cứu xem đây là loài thảo dược gì?, giá trị sử dụng thế nào?, liệu sự cất công của các thầy cô có đạt được kết quả như mong muốn? và loài này có khả năng phát triển và bảo tồn hay không? Mời các bạn nhớ hóng đón xem tiếp phần 2. Trong kỳ lần sau nhé.

Bành Lê Quốc An.

Tin khác

  1. Đoàn khảo sát kiểm tra PCCR tại Lâm trường tỉnh đội, rừng tràm Tân Tuyến, rừng tràm Bình Minh (19-03-2020)
  2. Thực hiện trở lại thủ tục xác nhận bảng kê lâm sản (17-03-2020)
  3. An Giang, chủ động phòng và chữa cháy rừng (20-02-2020)
  4. Công tác chuẩn bị về việc phòng cháy chữa cháy rừng năm 2020 (14-02-2020)
  5. Công tác phòng chống thiên tai năm 2020 (14-02-2020)
  6. Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra công tác PCCCR trong thời gian sau tết (Mùng 6) Nguyên đán Canh tý (01-02-2020)
  7. Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra công tác PCCCR trong thời gian trước tết Nguyên đán Canh tý (26 AL) (01-02-2020)
  8. Tiếp nhận và thả động vật hoang dã thuộc loài nguy cấp, quí, hiếm nhóm IB về môi trường tự nhiên (01-02-2020)
  9. Cây Trâm bầu (01-02-2020)
  10. Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) (13-01-2020)

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
18
Hôm nay:
1297
Tuần này:
3490
Tháng này:
15208
Năm 2024:
42112

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10