Kiểm lâm An Giang kiểm tra trồng cây phân tán vụ I năm 2014

Trồng cây Lâm nghiệp phân tán là thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ về phong trào trồng cây nhân dân, góp phần tích cực đối với việc bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan ngày một xanh, sạch đẹp hơn và đặc biệt là nâng tỷ lệ che phủ trong tỉnh An Giang nói riêng và cả nước nói chung. Trồng cây Lâm nghiệp phân tán được xem là một tập quán lâu đời gắn liền với đặc tính văn hoá của người dân An Giang. Chính vì thế, mà An Giang đã có nhiều loài cây cổ thụ có tuổi thọ hàng vài trăm tuổi, được người dân bảo vệ, gìn giữ qua nhiều thế hệ, đến nay đã có 05 cây được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam.

Những loài cây được chọn trồng phân tán đã được Chi Cục Kiểm Lâm nghiên cứu kỹ cho từng vùng, thích nghi với từng điạ điểm trồng, vừa dễ trồng, lớn nhanh, vừa mang tích đa tác dụng có hiệu quả kinh tế và tạo cảnh quan môi trường đối với từng điểm trồng. Vai trò của những cây Lâm nghiệp trồng phân tán xét về phương diện tự nhiên thì cây phân tán giúp cho việc bảo tồn đất và nước, hấp thụ cacbon, giúp chắn gió cho cây nông nghiệp, phòng hộ và cản lũ bảo vệ vững chắc đê bao chống sạt lở ở các đê bao kênh rạch khi lũ về và được xem là tiêu chí quan trọng khi thi công các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng.

Chi cục Kiểm lâm được Nhà nước giao nhiệm vụ cung cấp cây giống cho dân tự trồng trên cơ sở đăng ký số lượng, loài cây của Phòng Nông nghiệp các huyện. Với phương châm:”dân trồng, dân hưởng lợi”, nhưng khi khai thác cây phải thông báo đến chính quyền cơ sở biết và người dân có trách nhiệm trồng lại ngay. Tuy nhiên, khi có sự cố xảy ra vào mùa lũ đến, cần phải có cây để gia cố bảo vệ đê bao thì chính quyền địa phương được trưng dụng. Riêng những tuyến đê bao thuộc đất nhà nước quản lý thì giao UBND cấp huyện quyết định chọn lựa đối tượng quản lý và cơ chế phân chia thích hợp.

Kết quả trồng cây vụ I năm 2014 qua kiểm tra, đánh giá cây trồng tốt, tỷ lệ cây sống cao tại huyện Tân Châu, Phú Tân, An Phú, Tịnh Biên và Thành phố Châu Đốc, không bị sâu bệnh. Nguyên nhân là cây giống được kiểm tra đạt chất lượng đúng tiêu chuẩn trước khi xuất vườn, đãm bảo độ đồng đều và người dân trồng đúng kỹ thuật cho nên đạt tỷ lệ sống cao. Một số ít nơi thì tỷ lệ cây trồng sống đạt tỷ lệ dưới 80% là do đất bị nhiễm phèn nặng.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, với mục tiêu nâng độ che phủ toàn tỉnh lên 24% thì đòi hỏi An Giang phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc trồng cây gây rừng và trồng cây Lâm nghiệp phân tán nhằm tạo môi trường “xanh, sạch, đẹp”, góp phần thúc đẩy chiến lược tiến đến mục tiêu ổn định an ninh về môi trường của tỉnh và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Vì vậy, cần tiếp tục tổ chức thực hiện tốt phong trào trồng cây một cách sâu rộng, thiết thực và hiệu quả, huy động mọi tầng lớp nhân dân tham gia là giải pháp tốt nhất. Đặc biệt là trồng cây xanh tại các công trình, dự án. Song song với việc trồng cây, trồng rừng là tập trung làm tốt công tác quản lý, bảo vệ cây trồng phân tán và rừng, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm làm tổn hại đến cây trồng phân tán, tổn hại đến rừng. Đồng thời, nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm của mọi người để cùng chung tay bảo vệ cây trồng trên các tuyến kênh, đê và bảo vệ rừng./.

Ths. Bành Lê Quốc An

Một số hình ảnh về trồng cây phân tán tại An Giang

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
29
Hôm nay:
711
Tuần này:
4633
Tháng này:
11241
Năm 2024:
54837

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17