Hiệu quả trồng cây phân tán ở An Giang

Cách đây 53 năm, nhân dịp Tết Canh Tý năm 1960, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã kêu gọi các tầng lớp nhân dân tham gia trồng cây, trồng rừng, và đã trở thành phong trào "Tết trồng cây" đầu tiên trong cả nước, trở thành một tập quán, một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam; “Tết trồng cây” đã thực sự mang lại nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế, quốc phòng, môi trường và góp phần làm đẹp cho quê hương, cho Tổ quốc.

Ðể Tết trồng cây mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa, nhất là khi cả nước đang tiếp tục thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó nhớ lời dạy của Bác "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người" thì Chi cục Kiểm lâm đã chủ động xây dựng kế hoạch trồng cây, trồng rừng gắn với triển khai thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2013 theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền, động viên các cấp, các ngành và nhân dân tích cực tham gia trồng cây, gây rừng và bảo vệ rừng, tạo thành phong trào sâu rộng: người người trồng cây, nhà nhà trồng cây; tùy theo đặc điểm địa hình, điều kiện thổ nhưỡng của từng địa phương để lựa chọn và trồng các loại cây trồng sao cho vừa phát huy cao trong phòng hộ chống sạt đê bao khi lũ về, vừa có thêm nguồn gỗ sử dụng tại chổ.

Thông qua “Tết trồng cây”, hàng năm trên địa bàn tỉnh đã có hàng trăm ha rừng mới, hàng triệu cây phân tán các loại được trồng, màu xanh của quê hương liên tục được cải thiện, độ che phủ của rừng đã không ngừng được nâng cao, năm sau tiếp tục tăng thêm so với năm trước, hệ thống cây xanh khuôn viên công sở, các khu du lịch, các thị trấn thị tứ ngày càng được hoàn thiện, nhiều đường cây - hàng cây đã được trồng chăm sóc bảo vệ và phát triển tốt, điển hình như đường cây xanh tuyến đường vào xã An Cư huyện Tịnh Biên, tuyến kênh 7 xã thuộc huyện An Phú, những con đường đê bao thuộc huyên Chợ mới …, và nhân dân huyện Tri Tôn, Tịnh Biên đã có truyền thống trồng, bảo vệ giữ gìn cây cổ thụ có tuổi thọ lên đến 500 - 700 năm, gắn với lịch sử phát triển của cả vùng đất.

Hoạt động thực tiễn trồng cây, trồng rừng không những chỉ đem lại lợi ích to lớn về kinh tế, môi trường cảnh quan, nó còn có tác dụng giáo dục sâu sắc về ý thức trách nhiệm cho mọi tầng lớp nhân dân nhất là thế hệ thanh thiếu niên về trồng rừng, bảo vệ rừng và bảo vệ cây cổ thụ, tôn trọng và thân thiện với thiên nhiên, hướng đến sự phát triển toàn diện bền vững của tỉnh An Giang.

Phát huy những kết quả đã đạt được, để “Tết trồng cây ” xuân Quý tỵ 2013 được tổ chức thực hiện và đạt kết quả cao hơn thì cần tiếp tực thực hiện một số giải pháp chủ yếu đó là:

Một là: Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục mục đích ý nghĩa của “Tết trồng cây” , động viên các tầng lớp nhân dân trong tình tích cực tham gia hưởng ứng trồng cây, trồng rừng và bảo vệ rừng, bảo vệ cây cổ thụ tại mỗi làng quê trong tỉnh.

Hai là: Chuẩn bị tốt nhất mọi điều kiện phục vụ cho tết trồng cây bằng những chương trình kế hoạch cụ thể, trên cơ sở tiêu chí xây dựng nông thôn mới, lựa chọn bố trí loài cây trồng phù hợp với từng điều kiện cụ thể, chất lượng cây giống phải đảm bảo, tổ chức tốt việc chăm sóc quản lý bảo vệ cây trồng có phân công trách nhiệm cụ thể.

Ba là: Việc tổ chức “Tết trồng cây” phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm, không phô trương hình thức mà phải nâng cao chất lượng trồng cây trồng rừng. Tập trung chỉ đạo đôn đốc kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm, cần phải thực hiện tốt công tác biểu dương khen thưởng những địa phương, nêu những gương điển hình tiên tiến kịp thời, đúng đối tượng để phong trào bám chặt vào lòng dân.

Bốn là: Về chiến lược lâu dài, việc xây dựng dự án trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh ta là một việc làm rất cần thiết, đây là việc làm chi phí thấp mà hiệu quả kinh tế đem lại cao, nhằm triệt để tận dụng các khoảng đất trống hai bên các trục đường giao thông liên xã, liên ấp, các bờ kênh mương ; Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ cụ thể rõ ràng, nhất là chính sách hỗ trợ nguồn kinh phí đầu tư. Tạo mọi điều kiện để mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức đoàn thể xã hội tích cực hưởng ứng tham gia.

Kết quả trồng cây phân tán những năm qua là đã tạo chuyển biến sâu sắc trong ý thức, trách nhiệm của mọi người về trồng cây, trồng rừng, bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao độ che phủ của rừng, phát huy tác dụng phòng hộ, cải thiện môi trường sinh thái, tăng khả năng cung cấp gỗ tại chổ để chống sạt lở đê bao khi lũ về.  Phong trào trồng cây phân tán Xuân Quý Tỵ 2013 của tỉnh ta do Chi cục Kiểm lâm chủ bị nhất định sẽ tiếp tục giành được những kết quả cao, tiếp tục phát huy hiệu quả và góp phần xây dựng quê hương An Giang ngày càng giàu đẹp./.

Bành Lê Quốc An

Chùm ảnh trồng cây phân tán tại huyên Chợ Mới, An Giang

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
12
Hôm nay:
322
Tuần này:
4244
Tháng này:
10852
Năm 2024:
54448

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17