Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bời lời nhớt

Tên khoa học: Litsea glutinosa (Lour.) Rob..

Tên đồng nghĩa: Bời lời đỏ, Bời lời nhớt, Bời lời dầu

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Laurales (tên khoa học là Laurales)

Họ: Nguyệt quế (tên khoa học là Lauraceae)

Chi: Litsea (tên khoa học là Litsea)

Thuộc: Sách đỏ

Tình trạng bảo tồn: Rất nguy cấp (CR)

Công dụng: Lỵ, Tiêu hóa, Tiêu chảy, đau bụng

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây nhỡ thường xanh hay cây gỗ cao 3-15m; cành non có góc, có lông; cành già hình trụ nhẵn.

mọc so le, thường tụ họp ở đầu cành, hơi dai, màu lục sẫm, mặt trên sáng bóng, mặt dưới có lông nhiều hay ít. Phiến lá hình bầu dục hoặc thuôn, tròn hay nhọn ở gốc, có mũi nhọn hay tù ở đầu.

Hoa xếp 3 - 6 cái thành tán trên một cuống hoa chung ở nách lá. Ra hoa tháng 5-6.

Quả mọng hình cầu, màu đen, to bằng hạt đậu dính trên những cuống quả phồng lên.

Phân bố, Sinh thái: Cây bời lời phân bố ở độ cao 400–700 m (so với mực nước biển), mọc nhiều ở nơi ẩm trong rừng thứ sinh, thường gặp ở cửa rừng và ven khe suối lớn. Cây ưa sáng mọc nhanh, khả năng tái sinh hạt, chồi mạnh, thích hợp đất sét pha, ẩm, thường mọc nơi đất có tầng dày, nhiều mùn. Bời lời có thể trồng bằng nhiều phương pháp: Trồng bằng chồi rễ của cây mẹ; trồng bằng cây con tái sinh trong rừng; trồng bằng hạt gieo thẳng hoặc trồng bằng cây con ươm trong bầu.

Có phân bố trong tự nhiên trên núi Cấm, núi Dài của tỉnh An Giang.

Bộ phận dùng: Rễ, vỏ thân, lá

Nơi sống và thu hái: Cây ở vùng mã lai châu đại dương, mọc hoang ở vùng núi các huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Có thể thu hái vỏ cây và lá quanh năm nhất là vào mùa hè - thu. Rễ đào về, rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô; vỏ cây và lá thường dùng tươi.

Tính chất và tác dụng: Bời lời nhớt có vị ngọt, đắng, se, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, chống sưng, cầm máu, giảm đau.

Công dụng: Rễ dùng trị: 1. ỉa chảy, viêm ruột; 2. Viêm tuyến mang tai, nhọt ở da đầu; 3. Chấn thương bầm giập; 4. Đái tháo đường. Liều dùng rễ 15-30g, dạng thuốc sắc. Vỏ và lá dùng giã nát đắp trị viêm tuyến mang tai, đinh nhọt, viêm mủ da, viêm vú, ngoại thương và vết thương chảy máu. Vỏ cũng có thể dùng như rễ để chữa lỵ, đi tả và dùng ngoài chữa sưng vú, sưng bắp chuối.

Cách dùng: Thường dùng rễ 15 – 30g dạng thuốc sắc. Vỏ và lá thường dùng giã nát đắp ngoài.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Xuất hiện ở những vùng có độ ẩm, khe suối. Loài Bời lời nhớt là loài cây tự nhiên tái sinh còn sót lại trong đất vườn của những hộ gia đình trên núi. Vì vậy, cần có giải pháp bảo vệ có hiệu quả.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An, sưu tầm và biên tập.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, 1991, tr.63

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.507687
Kinh độ: 104.985867

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
20
Hôm nay:
1205
Tuần này:
5127
Tháng này:
11735
Năm 2024:
55331

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17