Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Thầu dầu

Tên khoa học: Ricinus communis L..

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Họ: Thượng tiễn (tên khoa học là Gesneriaceae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Loài cây bụi sống lâu năm, thông thường cao tới 3 m, nhưng ở điều kiện tốt cây cao tới 7-8 m như cây gỗ thường xanh. Vỏ cây màu nâu đỏ hay xám, nhẵn bóng, có nhựa mủ. Thân cây mọng, ruột có bấc, thân non màu đỏ.
 
Lá có kích thước lớn, 10-60 cm, mọc cách, mang hình lá cọ với 5-9 thùy, mép lá có răng cưa sắc.
 
Đặc điểm sinh thái:
 
Hoa nhỏ và không có cánh tràng. Hoa đực và hoa cái trên cùng cây, dạng bông (clustered spike), mọc ở đầu cành. Hoa đực có đài màu xanh, cắt thành 3-5 mảnh với nhiều nhị màu vàng. Hoa đực thường gặp ở phần dưới của bông hoa. Hoa cái có đài màu đỏ nhạt và chia thành 3-5 mảnh.
 
Quả nang, hình cầu với nhiều gai mềm và rãnh sâu. Mỗi quả chứa 3 hạt.
 
Loài chịu được các điều kiện khí hậu và đất đai khác nhau, nhưng sinh trưởng tốt trên đất trung tính, màu mỡ và thoát nước. Cần sáng và nhiệt độ cao cho năng suất cao. Tái sinh bằng hạt. Hạt chứa dầu thường được dùng trong công nghiệp và dược phẩm.
 
Phân Bố địa lý:
 
Giá trị:
 
Thường được trồng để lấy dầu hạt để sản xuất dầu nhờn dùng cho máy bay, mực in, nhuộm vải, bảo quản da và sản xuất sợi.
 
Tình trạng bảo tồn tại An Giang:
 
Mọc hoang đồi núi Sam, hai bên đường, nhưng ngày nay hiếm gặp.
 
Th. Sỹ. Bành Lê Quốc An.
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2007), Át lát cây rừng tập 1, NXB Nông nghiệp, Hà Nội;Nguyễn Hoàng Nghĩa (2010), Át lát cây rừng tập 3, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.  ảnh: Nguyễn Hoàng Nghĩa.
 
 
 

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
11
Hôm nay:
168
Tuần này:
2974
Tháng này:
9582
Năm 2024:
53178

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17