Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bã đậu tây

Tên khoa học: Hura crepitans L.

Tên đồng nghĩa: Vông đồng

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Họ: Thượng tiễn (tên khoa học là Gesneriaceae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Ít nguy cấp (LG)

Phân hệ: Ít lo ngại (lc)

Công dụng: Mụn nhọt, mẫn ngứa, bệnh ngoài da

Độ cao: <100m

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây gỗ có kích thước trung bình, có dáng đẹp. Cây to, thân có gai. Lá đơn, hình tim, có răng cưa, nhọn ở chóp, dài 20 – 30cm, rộng 15 – 20cm. Hoa đực tập hợp thành bông nhiều hoa, hoa cái đơn độc. Quả nang hóa gỗ dẹp, có khoảng 12 mảnh vỏ lồi và tròn, cao 5cm, rộng 10cm. Hạt hình mắt chim, dẹp, hơi có lông hung.

Bộ phận dùng: Hạt và vỏ cây.

Phân bố, sinh thái: Gốc ở Châu Mỹ nhiệt đới, được nhập trồng làm cây bóng mát dọc đường, có khí trở thành cây hoang dại.

Hạt thu ở những quả chín, vỏ thu hái quanh năm.
Tính chất và tác dụng: Ba đậu tây có một chất dịch mủ ăn da rất độc có thể gây tai biến mắt khi vương vào mắt. Nhựa cây này có tính xổ và gây nôn. Thường dùng để tiệt trung, có nơi dùng chữa bệnh hủi. Hạt chứa 37,1% chất dầu và 25,63% chất có protein. Tuy có lượng dầu cao nhưng do tính chất làm xổ và gây nôn nên ít đươc sử dụng trong đời sống, chủ yếu dùng làm phân vì giàu anbumin. Có nơi (như ở Campuchia), người ta cũng dùng hạt làm thuốc xổ với liều 2 – 3 hạt trong 1 ngày, nhưng nếu dùng với liều cao sẽ gây khó tiêu dẫn đến tai biến có thể làm chết người.

Công dụng: ta thường dùng vỏ cây làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn và chữa mụn nhọt, bướu.

Cách dùng: Thường dùng vỏ cây sắc nước uống hoặc nấu cao. Vỏ dùng tươi đắp ngoài trị các bệnh ngoài da.

Công dụng và liều dùng: Ở nước ta thấy ít dùng dầu va nhựa cây này làm thuốc. Nhưng tại Congo (châu Phi) người ta dùng hạt cây làm thuốc với liều hai đến ba hạt trong một ngày, nhưng với liều cao hơn có thể gây ngộ độc có thể gây chết người.

Nhựa cây ba đậu tây cũng độc, nếu vô tình để nhựa bắn vào mắt có thể gây sưng đỏ mắt. Tại Giava (Inđônêxya) người ta dùng nhựa cây làm thuốc trừ sâu. Tại Braxin người ta dùng nước sằc vỏ thân với liều 1 đến  5g chữa hủi, nước sắc này còn có tác dụng tẩy mạnh.

Mặc dầu trong hạt có nhiều dầu nhưng cho đến nay còn ít khai thác vì bã sau khi ép chỉ dùng để làm phân bón do có chất gây tẩy và độc không thể làm thức ăn cho gia súc, mặc dầu hàm lượng protein cao. Do cây dễ trồng, hàm lượng dầu và protein cao, cây có nhiều triển vọng trồng để làm phân hữu cơ.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích trồng và bảo vệ.

Th.Sỹ. Bành Lê Quốc An.

Sưu tầm từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr. 23.

Nguồn: http://www.yduoctinhhoa.com/, ngày 22/8/2013
 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.713480
Kinh độ: 105.117520

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
9
Hôm nay:
245
Tuần này:
680
Tháng này:
13032
Năm 2024:
56628

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17