Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Chiêu liêu nghệ

Tên khoa học: Terminalia triptera Stapf..

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Sim (tên khoa học là Myrtales)

Họ: Bàng (tên khoa học là Combretaceae)

Chi: Chiêu liêu (tên khoa học là Terminalia)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Sẽ nguy cấp (VU)

Công dụng: Lỵ, Tiêu hóa, Tiêu chảy, đau bụng

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây gỗ lớn, rụng lá một phần, cao 10-30m, đường kính 0,5-1m, thường phân nhánh từ độ cao 6-10m, tạo thành nhiều thân. Vỏ thân màu xám nhạt có nhiều khoang trắng và đen. Lá mọc đối, hình trái xoan hay hình mác, gần như bầu dục, thon hẹp hai đầu, đai hơi bóng, hơi có chấm trắng ở mặt trên, dài 8-10cm, rộng 5-6cm, có hai tuyến hình chén ở mép lá và cách gốc cỡ 1cm. Hoa nhỏ, trắng thành chùy kép, rậm hoa, dài 6cm, phủ lông hung. Quả dài tới 25mm, có 3 cánh rộng 7-8mm, màu xanh tươi, khi khô màu đen, có một hột dài 4-7mm. Ra hoa tháng 5.

Bộ phận dùng: Vỏ cây.

Phân bố, sinh thái: Cây của miền Đông Dương, mọc hoang ờ vùng núi trong tinh An Giang và nhiều nơi khác ở miền Nam, trên đất phù sa cổ hoặc bồi tụ, nhiều mùn. Khi dùng vỏ, bóc thành tửng mảnh dài 30-40cm, rộng 4- 5cm, dày 8-12mm, đem phơi hay sấy khô.

Tính chất và tác dụng: vỏ chiêu liêu nghệ cho 35% cao khô trong đó có các axit cachoutanic và phlobaphen, có tới 2% tanin và 10% oxalat canxi. Trong Y học cổ truyền, người ta xem chiêu liêu nghệ như có vị đắng, tính hàn có độc. Có tác dụng phá huyết, hành huyết, thông kinh lạc, trục phong đờm.

Công dụng: Từ lâu, nhân dân Cămpuchia đã dừng nước sắc vỏ cây này chửa đi ỉa lỏng và lỵ với liều 20g-40g cao lỏng, hoặc 13g cao khô hay 50-100g cồn thuốc (1/5). Thường chế khi cần dừng, vì dạng xiro chế bằng cao nước chiêu liêu nghệ rất dễ lên men, mốc. Có thể chế thành dạng viên nén hay viên hoàn.

Chiêu liêu nghệ có thể dùng chữa tất cả các chứng vô danh thũng độc, trị ung thư ruột, viêm phổi mủ, chữa tất cả các chứng thai tiền sản hậu của đàn bà, đàn ông đái đục, lậu; còn dùng làm thuốc giục. Đàn bà có thai chớ dùng.

Đơn thuốc tâm đắc ở An Giang về chửa bệnh tiêu chảy: Đi tiêu lỏng, đau bụng, ăn không tiêu, sình bụng, dùng Hậu phác (sao gừng) 12g, Vò quít (sao) 10g, Đọt ổi 10g, Dứa gai 12g, Bầu nâu hoặc vỏ măng cụt 10g. Đổ 500ml nước, sắc còn 150ml nước uống ngày 1 thang.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này rất hiếm gặp trên vùng núi. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.78.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
19
Hôm nay:
1214
Tuần này:
3407
Tháng này:
15125
Năm 2024:
42029

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10