Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Dây Phục Linh

Tên khoa học: Adenia Parviflora (Blanco) Cusset

Tên đồng nghĩa: Passiflora parviflora Blanco; Adenia cordifolia auct. (Gagnep.), non Engl.; Adenia pinnatisecta sens

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Hoa Tím (tên khoa học là Violales)

Họ: Lạc tiên (tên khoa học là Passifloraceae)

Chi: Adenia (tên khoa học là Adenia)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Bổ phổi

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Tên khác Thư diệp tim, Tam khai biều. Dây leo dài hàng chục mét, đường kính 10mm, có tua cuốn. Lá hình trái xoan rộng hoặc trái xoan mắt chim, hình tim sâu ở gốc, có tai nửa tròn, đột ngột thót nhọn thành đuôi ở chóp, dài 12-18cm, có gân hình chân vịt, với hai tuyến ở trên cuống lá. Hoa thành xim dạng ngù trải ra, mang 1 tua cuốn. Quả hình thoi rộng, dài 5-7 cm, rộng 25mm, màu vàng-đỏ xỉn. Hạt hình lăng kính, 7-8mm, có lỗ tổ ong ở giữa.

Bộ phận dùng: Phần gốc cây và rễ.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ, Malaixia, mọc hoang và cũng được trồng. Để làm thuốc, dùng phần gốc cây và rễ thái nhỏ, ngâm nước vo gạo nếp hay gạo tẻ trong một đêm rồi vớt ra, phơi khô. Có gặp ở rừng đồi núi Ngang xã An Phú, huyện Tịnh Biên.

Tính chát, tác dụng và công dụng: Cây có độc ở tất cả các bộ phận. Người Campuchia dùng nó để bẫy chim bằng cách dùng thóc đã ngâm nước ủ những bộ phận khác nhau của cây này, thả cho chim ăn, chim sẽ chết khá nhanh sau khi ăn thóc, nhưng thịt chim vẫn ăn được.

Lương y Nguyễn Văn ẩn (An Giang) cho rằng sau khi đã chế biến, rễ cây Phục Linh có vị hơi ngọt, tính nóng, dùng làm thuốc bổ phổi cho những người yếu phổi, hay đau ran vùng phổi và phía trên bả vai, thường phối hợp với các vị thuốc khác như Bí kỳ nam, Dây bình bát, gỗ cây Ngái, củ Cỏ ống và Rau dền gai, liều dùng bằng nhau, mỗi thứ một nắm nhỏ, sắc nước uống.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Loài đang có nguy cơ tuyệt chủng trong thiên nhiên trên các vùng đồi núi tại An Giang, do khai thác quá mức. Khuyến khích gây trồng, cẩn được bảo tồn.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.210.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
24
Hôm nay:
1329
Tuần này:
3522
Tháng này:
15240
Năm 2024:
42144

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10