Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Dây Lõi Tiền

Tên khoa học: Stephania Hernandifolia (Willd.) Walp. (S. japonica (Thunb.) Miers var. bicolor (Blume) Forman)

Tên đồng nghĩa: Cây dây mối

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Ranunculales (tên khoa học là Ranunculales)

Họ: Tiết dê (tên khoa học là Menispermaceae)

Chi: Bình Vôi (tên khoa học là Stephania)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Thấp khớp, đau nhức khớp, tê thấp

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Loài S. Japonica. Dây leo, thân nhỏ, nhẵn hay hơi có lông. Lá mọc so le hình 3 cạnh, gốc cụt, đầu hơi nhọn, mặt dưới mốc; gân toả hình chân vịt từ đầu cuống; cuống nhẵn hay hơi có lông, dính ở cách mép của lá khoảng 2cm. Hoa mọc thành tán kép ở nách lá, các tán con dày đặc; cuống cụm hoa có lông. Hoa không cuống, có 6 lá đài, 2-3 cánh hoa, 6 nhị dính thành một đĩa có cuống, 1-2 lá noãn hình trứng. Quả chín màu đỏ tươi, hình thấu kính.

Ra hoa tháng 4-6, có quả tháng 7-9. 

Bộ phận dùng: dây và lá

Nơi sống và thu hái: Loài cổ nhiệt đới, mọc hoang ở bờ bụi, ven sường núi, các suối. Có gặp ở núi Cấm xã An Hảo huyện Tịnh Biên. Có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Tính chất, tác dụng: Chưa có tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy có nhiều Ancaloit.

Công dụng: Là vị thuốc dùng trong dân gian, chữa các triệu chứng tiểu tiện khó khăn (đái rắt, đái buốt …) chân tay sung nhức, đau ở khớp xương. Cũng dùng trị tiêu chảy, tiêu hóa kém, chữa sốt, bệnh lao phổi, đau ngực, ho, bệnh ngoài da và rắn cắn.

Liều dùng hằng ngày là 30g cây tươi, sắc đặc uống. Hoặc dùng 6-12g cây khô.

Tham khảo: Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ trị sốt, ỉa chảy, đầy hơi, trướng bụng và bệnh đường tiết niệu. Ở Inđônêxia, dùng chữa sốt, đau dạ dày và ruột, bệnh lao phổi, đau ngực, ho, rò, mụn mủ, bệnh ngoài da. Ở Campuchia, người ta cũng vò lá và thân lấy chất nhầy, thêm đường vào ăn như Sương sâm. Lá và rễ được dùng để chế một loại thuốc uống hạ nhiệt. Ở Trung Quốc, rễ dạng thân dùng chữa viêm dạ dày, đau bụng, loét dạ dày và hành tá tràng, đòn ngã tổn thương, rắn độc cắn, viêm khớp do phong thấp, sốt rét, thấp sang, mụn nhọn sưng lở.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Loài đang có nguy cơ tuyệt chủng trong thiên nhiên trên các vùng đồi núi tại An Giang, do khai thác quá mức. Khuyến khích gây trồng, cẩn được bảo tồn.

 Nguyễn Bích Dung - Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.206.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
13
Hôm nay:
653
Tuần này:
1707
Tháng này:
14059
Năm 2024:
57655

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17